5 Vấn đề cần biết khi niềng răng hô

Tình trạng răng hô không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn liên quan trực tiếp đến khả năng ăn nhai thông thường của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi quyết định niềng răng hô, bạn cần biết một số vấn đề cơ bản dưới đây để lựa chọn cho mình phương pháp cũng như cơ sở điều trị phù hợp. Cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây và có cho mình quyết định đúng khi sử dụng kỹ thuật nha khoa này.

Bạn đang đọc: 5 Vấn đề cần biết khi niềng răng hô

1. Răng hô – Nguyên nhân, triệu chứng và khi nào cần niềng

1.1. Tình trạng răng hô

Răng hô (hay còn gọi là vẩu) là một trong những tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến và dễ bắt gặp. Hiện tượng này thường do các yếu tố di truyền hoặc môi trường tác động khiến răng hàm trên nhô ra phía trước so với răng hàm dưới. Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai thông thường hằng ngày và thậm chí là sức khỏe răng miệng. Với một số người, răng hô thường gây khó khăn khi ăn, nói, thậm chí là vấn đề thở. Sai khớp cắn dạng này cũng có thể dẫn đến tình trạng nhai khó, ê buốt răng.

5 Vấn đề cần biết khi niềng răng hô

Răng hô là tình trạng sai khớp cắn khá dễ bắt gặp trong đời sống

Răng hô có thể do rất nhiều yếu tố gây nên như:

– Yếu tố di truyền

– Vấn đề môi trường và thói quen như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi khi còn nhỏ,…

– Do tai nạn hoặc chấn thương làm tổn thương xương hàm, dẫn đến sai lệch khớp cắn.

– Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin D và canxi trong giai đoạn phát triển.

– Do bất thường về cấu trúc xương hàm, khiến xương hàm phát triển quá mức hoặc quá nhỏ so với bình thường cũng có thể dẫn đến răng hô.

1.2. Khi nào cần niềng răng hô?

Niềng răng hô là giải pháp thường được sử dụng và hiệu quả cao để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, không phải trong chúng ta, ai cũng cần niềng răng. Việc quyết định có nên niềng răng hay không cần dựa trên các yếu tố như:

– Mức độ hô: Hô nhẹ, hô vừa hay hô nặng.

– Độ tuổi: Niềng răng có thể hiệu quả ở mọi lứa tuổi, nhưng tốt nhất nên bắt đầu trước khi dậy thì.

– Sức khỏe răng miệng: Tình trạng răng miệng có tốt để niềng hay không.

– Yếu tố tâm lý: Niềng răng đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ trong thời gian dài, do vậy cần có sự quyết tâm cao.

Nhìn chung, việc niềng răng bị hô nếu có một trong những yếu tố như:

– Có các dấu hiệu thẩm mỹ rõ ràng như răng hô, môi nhô.

– Gặp khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện, thở.

– Bị đau nhức khớp thái dương hàm do sai khớp cắn.

– Mặc cảm, tự ti về ngoại hình do răng hô.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa tư vấn cụ thể về việc có nên niềng răng hay không và phương pháp niềng phù hợp để có thể an tâm về kỹ thuật này cũng như đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện.

2. Các cách niềng răng hô

Trên thị trường nha khoa hiện nay, có khá nhiều phương pháp niềng răng nói chung cũng như niềng răng bị hô nói riêng, thường được chia thành các dạng:

2.1. Niềng răng mắc cài

Phương pháp này có nhiều hình thức như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc… Các phương pháp này thường có chi phí không đắt đỏ, hiệu quả cao khi chúng ta thực hiện vệ sinh, ăn uống đúng cách và tái khám theo kế hoạch.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

5 Vấn đề cần biết khi niềng răng hô

Niềng răng mắc cài là giải pháp phổ biến trong điều trị niềng răng nói chung và niềng răng hô nói riêng

2.2. Niềng răng hô hàm trong suốt

Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt, được chế tạo riêng cho từng người dựa trên mẫu dấu răng. Khay niềng sẽ ôm sát vào răng và di chuyển răng dần dần về vị trí mong muốn. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, thoải mái và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, chi phí của nó thuộc hàng cao so với các phương pháp niềng khác và không áp dụng được cho tất cả các trường hợp răng hô.

2.3. Niềng răng mắc cài mặt trong

Mắc cài mặt trong được gắn vào mặt trong của răng, do đó không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Ưu điểm của kiểu mắc cài này là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, chi phí của nó khá cao, đồng thời, chúng ta dễ bị xước lưỡi và khó khăn khi nói chuyện. Kỹ thuật thực hiện niềng mắc cài mặt trong cũng phức tạp hơn.

3. Niềng răng hô mất bao lâu

Thông thường, thời gian niềng răng dạng hô thường dao động từ 1.5 đến 3 năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Mức độ hô.

– Phương pháp niềng.

– Độ tuổi niềng răng.

– Tình trạng sức khỏe răng miệng có bệnh lý nha khoa không.

– Sự hợp tác của người bệnh về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và lịch trình tái khám.

Nhìn chung, ở độ tuổi càng trẻ và tình trạng nhẹ thì niềng răng càng nhanh có kết quả tốt hơn.

4. Chi phí niềng răng hô

Chi phí niềng răng hô với mỗi trường hợp có thể có giá thành khác nhau, tùy thuộc:

– Phương pháp và loại mắc cài niềng răng

– Mức độ hô nặng nhẹ

– Tình trạng bệnh nha khoa

– Các vấn đề chăm sóc răng và bảo vệ mắc cài trong quá trình niềng

– Cơ sở điều trị

Đặc biệt, sự khác biệt phương pháp niềng là phần cơ bản khiến chi phí niềng răng hô hiện nay khá khác nhau. Trong đó, chi phí mắc cài kim loại có mức cơ bản, thấp chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Còn niềng răng trong suốt thường có chi phí khá cao, có thể lên đến 130 triệu đồng. Tuy nhiên, không nên vì tập trung vào vấn đề chi phí để bạn quyết định hình thức cũng như việc niềng răng hô của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có những tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng răng cũng như kinh tế của bản thân.

5 Vấn đề cần biết khi niềng răng hô

>>>>>Xem thêm: Có phải lúc nào cũng cần phải nhổ răng thừa không?

Tham khảo ý kiến bác sĩ để có cho mình phương pháp niềng răng phù hợp, hiệu quả.

5. Chăm sóc trong và sau khi niềng răng hô

5.1. Trong khi niềng răng

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng dành riêng cho người niềng răng.

– Sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng,…

– Đi khám nha khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tiến độ và điều chỉnh lực kéo phù hợp.

– Hạn chế các đồ ăn cứng, dai, dính.

– Tránh các thói quen xấu như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi.

5.2. Sau khi niềng răng

– Duy trì vệ sinh răng miệng.

– Sử dụng dụng cụ duy trì nụ cười theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Đi khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng.

Nhìn chung, với niềng răng hô, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và nhận định tình trạng sức khỏe răng miệng, cũng như được tư vấn phương pháp, giá thành phù hợp với bản thân mình để niềng răng hiệu quả. Bên cạnh đó, đừng quên các dặn dò của nha sĩ và thực hiện kiên trì trong, sau quá trình niềng răng, đặc biệt là vấn đề thăm khám nha khoa kiểm tra sức khỏe và kiểm soát các bệnh lý răng miệng của bản thân mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *