Mục đích trong điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát đường huyết, để làm được điều đó người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời tránh 5 yếu tố gây tăng đường huyết dưới đây
Dưới đây là 5 nguyên nhân làm tăng đường huyết và gây khó khăn cho vấn đề kiểm soát đường huyết của người bệnh
Chất ngọt nhân tạo
Bạn đang đọc: 5 yếu tố gây tăng đường huyết thường gặp
Thói quen tiêu thụ các chất ngọt nhân tạo không chứa calo sẽ dẫn tới việc dung nạp glucose và tăng nồng độ đường trong máu, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
Mặc dù nhóm thực phẩm giàu chất béo không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, tuy nhiên đây lại là nguyên nhân gây kháng insulin, bên cạnh đó ăn những thực phẩm giàu chất béo sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa – điều này cũng làm cho mức đường huyết biến động tăng lên trong nhiều giờ.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Lười vận động thể chất
Lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, để phòng ngừa cũng như kiểm soát lượng đường trong máu, bạn cần tăng cường vận động, việc vận động không chỉ giúp duy trì một cân nặng mà còn giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, đặc biệt, đối với người bệnh đái tháo đường, các hoạt động thể chất kích thích độ nhạy cảm insulin của cơ thể, loại bỏ đường ra khỏi máu và chuyển hóa nó thành năng lượng.
Thiếu ngủ
>>>>>Xem thêm: Ăn tỏi có phải bị đầy hơi không?
Nhiều các cuộc điều tra về mối liên quan giữa giấc ngủ với sức khỏe cho thấy, việc ngủ không đủ có thể dẫn tới lượng đường trong máu tăng đột biến.
Chăm sóc răng miệng kém
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, nướu răng có thể sản xuất các phân tử gây hại theo một số cách, một trong số đó là làm tăng đường huyết.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.