Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm vi khuẩn HP, viêm hang vị, ung thư dạ dày,… và nhiều bệnh dạ dày tá tràng thường gặp khác đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe người bệnh. Điều trị sớm và đúng cách giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: 6 Bệnh dạ dày tá tràng thường gặp và lưu ý trong điều trị
1. Bệnh dạ dày tá tràng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh
Dạ dày – tá tràng là nơi chứa, nghiền nát, nhào thức ăn với dịch vị và hấp thu một phần chất dinh dưỡng. Và sau đó, thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non để tiếp tục công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như việc đào thải ra ngoài.
Khi dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương và gây ra những bệnh lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tiêu hóa. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải những rắc rối sau đây:
– Bệnh gây ra những triệu chứng về rối loạn tiêu hóa khó chịu như đau bụng âm ỉ, buồn nôn hoặc nôn, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng.
– Mất cảm giác ăn ngon, chán ăn và ăn không tiêu.
– Người bệnh mệt mỏi, sắc mặt xanh xao, sụt cân nhanh.
– Nguy cơ cao xảy ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
2. Top 6 bệnh dạ dày tá tràng thường gặp
2.1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi xuất hiện các tổn thương dạng viêm loét trên thành niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh với hơn 90% tổng ca viêm loét là do vi khuẩn HP gây ra. Bên cạnh đó, các yếu tố như sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, uống nhiều bia rượu, chế độ ăn không khoa học, lối sống không điều độ, căng thẳng mệt mỏi kéo dài,… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Vết viêm, loét gây ra những cơn đau đớn và khó chịu cùng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, chán ăn, buồn nôn, người xanh xao, sụt cân nhanh,…
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược hiểu một cách đơn giản thì đây là tình trạng thức ăn, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Bệnh tuy không quá nguy nhưng gây ra những triệu chứng khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Triệu chứng điển hình của bệnh là buồn nôn, nôn, ợ chua, nóng rát thực quản, đắng miệng, chán ăn,,…
Nếu chủ quan để bệnh kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị sai cách có thể dẫn tới tổn thương mạn tính, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư dạ dày thực quản.
2.3. Viêm hang vị dạ dày
Tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang xảy ra khi xuất hiện các ổ viêm loét ở khu vực hàng vị (phần cuối của dạ dày). Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính (nhưng đa số là độ tuổi trên 35).
Viêm hang vị gây đau đớn, cùng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gặp phải như xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
2.4. Nhiễm vi khuẩn HP dương tính
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn có khả năng thâm nhập, khu trú và phát triển bên trên lớp nhầy bao quanh thành dạ dày. Về lâu về dài, khi gặp điều kiện thuận lợi, chất độc do vi khuẩn HP tiết ra sẽ phá hủy lớp nhầy này, làm lộ ra các lớp bên dưới dạ dày và gây ra các tổn thương, ổ viêm loét dạ dày, tá tràng, hang vị,…
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính thường diễn biến âm thầm, triệu chứng không điển hình nên khó phát hiện. Nội soi tiêu hóa và xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán chính kết luận sự tồn tại của vi khuẩn HP.
Tìm hiểu thêm: 9 nguyên nhân viêm dạ dày phổ biến và cách phòng bệnh
2.5. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu ở dạ dày. Đây thường là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày gây ra khi bệnh trở nên nghiêm trọng do không được điều trị hoặc điều trị sai cách.
Xuất huyết dạ dày gây ra các triệu chứng như nôn ra máu, đại tiện ra phân đen, đau bụng dữ dội vùng thượng vị, da xanh xao,…. Biến chứng này cần được xử lý đúng cách kịp thời nếu không có thể nguy hiểm tới cả tính mạng người bệnh.
2.6. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày luôn nằm trong top 5 những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Bệnh rất khó để nhận biết sớm do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp khác. Người bệnh sẽ dễ chủ quan mà bỏ qua, đến khi phát hiện thường đã chuyển sang giai đoạn cuối. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí không thể đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
3. Điều trị tốt các bệnh ở dạ dày tá tràng
Điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng cần tuân thủ đúng người đúng bệnh. Tập trung loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, thực hiện điều trị đúng chỉ định, kết hợp cùng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh.
3.1. Điều trị tốt các bệnh dạ dày tá tràng bằng thuốc
Tiến hành điều trị các bệnh lý dạ dày bằng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc, uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau vì điều này có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày tá tràng như:
– Thuốc diệt Hp.
– Thuốc kháng axit nhằm trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày.
– Thuốc giảm tiết axit.
– Thuốc tạo màng bọc bảo vệ ổ loét, kiểm soát tình trạng loét không lan rộng thêm.
Đối với các trường hợp không cho hiệu quả khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện tái khám để bác sĩ lựa chọn phương án điều trị thay thế. Trường hợp nguy cơ biến chứng cao có thể cần can thiệp ngoại khoa phẫu thuật cắt dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Đầy hơi đi ngoài ra máu
3.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh lý tiêu hóa nói chung và bệnh ở dạ dày tá tràng nói riêng. Những điều người bệnh cần lưu ý ở chế độ ăn như sau:
Những thực phẩm nên ăn:
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ nhằm cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể từ rau, củ, quả tươi, các loại ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt,..
– Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như vitamin A, B, D, K, canxi, magie, kẽm, sắt, acid folic,…
– Thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa trong đu đủ, nghệ, bông cải xanh,..
– Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn điển hình là sữa chua.
Những thực phẩm nên kiêng:
– Hạn chế rượu bia và không nên sử dụng các chất kích thích.
– Thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ăn chua cay,…
– Kiêng đồ ăn lên men như dưa góp, mắm tôm, mắm tép,…
3.3. Điều chỉnh thói quen, lối sống
Các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt cũng là một phần quan trọng trong điều trị các bệnh ở dạ dày tá tràng với những lưu ý như sau:
Thói quen trong ăn uống:
– Thức ăn nên được chế biến thái nhỏ, nấu chín kỹ và mềm.
– Ưu tiên các món luộc, hấp hay kho, om thay vì chiên dầu, rán, xào.
– Ăn chậm, nhai kỹ và nhớ tập trung khi ăn.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá nhiều cùng lúc hoặc để bụng quá đói trong thời gian dài.
– Ăn đủ bữa, đúng giờ.
– Tránh ăn quá đặc và cũng không nên ăn quá lỏng.
– Tránh ăn khi đồ ăn quá nóng hoặc bị quá lạnh.
Thói quen trong sinh hoạt:
– Nghỉ ngơi điều độ, tránh bị căng thẳng mệt mỏi quá độ.
– Không thức khuya, cũng không nên dậy quá muộn vì sẽ bỏ qua bữa sáng.
– Vận động điều độ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và thích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
3.4. Người bệnh dạ dày tá tràng cần thực hiện tái khám đầy đủ
Thực hiện tái khám đều đặn là yêu cầu quan trọng và cần thiết mà mỗi người bệnh cần tuân thủ đúng. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ nắm bắt đúng tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị đồng thời phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và nhanh chóng xử lý đúng cách.
Đối với người bệnh dạ dày và tá tràng, các bác sĩ kiến nghĩ nên kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa đều đặn 6 tháng/lần.
Các bệnh dạ dày tá tràng tuyệt đối không thể chủ quan. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng tránh tốt các bệnh đường tiêu hóa nói chung để có một cơ thể khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.