6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất

Viêm phổi, viêm phế quản là chứng bệnh thường gặp nhất trong đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, nếu tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là 6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất hiện nay:

Bạn đang đọc: 6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất

Viêm khí – phế quản cấp tính

6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất

Viêm phế quản cấp tính là bệnh thường gặp ở phế quản

Là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản. Bệnh được tạo thành từ các ống nhỏ hơn (bao gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận), có chức năng dẫn khí. Khi các ống này nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, các biểu mô phế quản bị bong ra, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở. Người bệnh thường sốt nhẹ, đau mình mẩy, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đau. Bệnh thường lành tính tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng và kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.

Hen phế quản

Đây là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây tình trạng thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này thường hay tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản. Phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, vi khuẩn, bụi vô cơ… là nguyên nhân đầu tiên khiến người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là bệnh nhân hen tái phát hoặc phát bệnh. Ngoài ra, do độ ẩm không khí cao, khả năng đề kháng của cơ thể giảm… cũng khiến cho bệnh hen phế quản trong mùa đông xuân cao hơn hẳn so với các mùa khác.

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây tình trạng thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn

Giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.
Giãn phế quản có hai thể, đó là thể “khô” (ít gặp) và thể “ướt” (thường gặp hơn). Giãn phế quản ướt là hiện tượng giãn phế quản xuất tiết. Người bệnh có biểu hiện ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân là do vi khuẩn. Lạnh cũng là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch, ứ đọng trong các phế quản giãn và là môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển. Bệnh có thể gây các biến chứng như viêm phổi thùy, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi,… Sau nhiều năm tiến triển bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp mạn và tâm phế mạn, bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm.

Viêm phổi

Từ viêm đường hô hấp trên rất dễ dẫn tới viêm phổi. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn, virut, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe.
Dấu hiệu của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất. Triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. Hiện nay, tình trạng các vi khuẩn đã kháng với một hoặc nhiều kháng sinh nên việc điều trị bệnh viêm phổi thường gặp nhiều khó khăn hơn.

6 bệnh viêm phổi, viêm phế quản thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Hen phế quản bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm phổi thường do vi khuẩn, virut, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra.

Áp-xe phổi
Khi bị viêm phổi hay giãn phế quản bội nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng thành áp-xe phổi. Căn bệnh này sẽ hủy hoại nhu mô phổi do nhiễm khuẩn S. pneumoniae. H. influenzae… ở trẻ em là do tụ cầu. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm này, ngoài việc mặc ấm, giữ kín cổ, ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang… thì nhà ở phải kín gió.
Tràn dịch màng phổi
Do bệnh lao phát triển mạnh sẽ kéo theo tỉ lệ tràn dịch màng phổi ở mùa đông xuân cao hơn nhiều so với các mùa khác. Khi bị tràn dịch màng phổi, người bệnh bắt buộc phải đến các cơ sở điều trị bệnh lao và bệnh phổi để chọc tháo, tránh tai biến ép tạng, suy hô hấp, đóng vôi màng phổi sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *