Tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng trở nên phổ biến. Việc tìm ra nguyên nhân suy giảm trí nhớ là rất quan trọng đối với quá trình điều trị của người bệnh. Bài biết dưới đây sẽ chia sẻ 6 nguyên nhân khiến trí nhớ giảm sút và cách cải thiện.
Bạn đang đọc: 6 nguyên nhân suy giảm trí nhớ phổ biến
1. Các nguyên nhân suy giảm trí nhớ thường gặp
1.1 Thoái hóa thần kinh – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ hàng đầu
Thoái hóa của các tế bào thần kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Não bộ của con người có hàng nghìn tỉ nơ-ron thần kinh được liên kết với nhau. Các nơ-ron thần kinh này và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy dần trong quá trình lão hóa và thường bắt đầu suy giảm khi con người bước vào độ tuổi 20. Các nhà khoa học cho biết từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa, khiến con người mất khoảng 3.000 tế bào này mỗi ngày. Quá trình này diễn ra nhanh hơn, lượng tế bào thần kinh mất đi càng nhiều hơn ở những người bị stress, lo âu thường xuyên.
Cũng bởi vậy trí nhớ ngày càng suy giảm theo thời gian. Khi còn trẻ, con người thường tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn và phản ứng nhanh nhạy với các vấn đề của cuộc sống. Nhưng sau tuổi 30, khả năng ghi nhớ ngày càng giảm dần. Khi tuổi càng cao, não bộ hoạt động càng kém, các chất trung gian dẫn truyền xung động thần kinh (truyền tin) cũng ngày càng bị giảm sút. Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện ở những độ tuổi từ 45, nhưng phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi.
1.2 Suy giảm hệ tuần hoàn
Sự lão hóa của cơ thể cũng khiến hệ tuần hoàn hoạt động ngày càng kém hiệu quả. Tim và các mạch máu dần không còn dẻo dai và mạnh mẽ khiến lượng máu và oxy không được cung cấp đầy đủ để nuôi dưỡng cho não. Điều này góp phần đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào thần kinh và gây ảnh hưởng đến trí nhớ. Ở người trẻ tuổi, lối sống ít vận động, tình trạng vôi hóa cột sống cổ có thể xảy ra, càng làm giảm khả năng tuần hoàn máu não, khiến người quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra sớm hơn.
1.3 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Có mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng và khả năng ghi nhớ của con người. Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều đồ ngọt, các món chiên xào, thực phẳm chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học, thực phẩm ô nhiễm,… dễ khiến cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do. Các gốc tự do có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, khiến nhận thức và trí nhớ suy giảm.
Trong khi đó vitamin B1, B6 là những chất quan trọng, có nhiệm vụ đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Bởi các vitamin này giúp duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh, từ đó tác động đến tâm trạng, trí nhớ, chuyển động và suy nghĩ của con người.
Khi không nạp đủ lượng vitamin cần thiết, người bệnh có thể gặp các rối loạn về thần kinh gây mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, điển hình như hội chứng Wernicke-Korsakoff.
Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời. Nguyên nhân là do khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ cản trở việc lưu thông của khí oxy lên não. Nếu sử dụng rượu trong một thời gian dài có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh.
Tìm hiểu thêm: Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại
1.4 Thuốc
Một số loại thuốc được dùng để chữa bệnh trong thời gian dài có thể là tác nhân gây suy giảm trí nhớ. Có thể kể đến như nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiêm phòng dại…
Các loại thuốc này có thể gây hại cho các tế bào thần kinh và làm rối loạn hoạt động của các tế bào não đảm nhận chức năng ghi nhớ. Trong một số trường hợp, sự tương tác của các loại thuốc khác nhau cũng có thể gây ra tình trạng này. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
1.5 Thiếu ngủ, mất ngủ có thể là nguyên nhân suy giảm trí nhớ
Thực tế cho thấy những người mắc chứng mất ngủ, thiếu ngủ trong thời gian dài dễ bị suy giảm trí nhớ.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và tâm trí, duy trì và củng cố trí nhớ. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi ngủ cũng tham gia vào việc chuyển những thông tin về ký ức đến vỏ não trước trán, giúp lưu trữ ký ức trong thời gian dài. Nếu không ngủ đủ giấc, quá trình lưu giữ ký ức sẽ bị gián đoạn, làm cho các ký ức bị lãng quên, gây mất trí nhớ ngắn hạn. Nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức, người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 – 8 giờ mỗi ngày.
1.6 Các bệnh lý
Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các bệnh lý này càng tăng. Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ như viêm não, chấn thương sọ não, đột quỵ, thiếu máu não…
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết, đặc biệt là trong và sau khi mang thai có tác động mạnh mẽ lên não bộ, dẫn đến rối loạn các tế bào thần kinh ở não, gây suy giảm trí nhớ.
Trầm cảm, lo âu cũng là những rối loạn tâm thần có thể khiến trí nhớ ngày càng giảm sút.
>>>>>Xem thêm: Hiểu về đau đầu mạn tính để phòng tránh, điều trị hiệu quả
2. Biểu hiện suy giảm trí nhớ
Có rất nhiều biểu hiện suy giảm trí nhớ, trong đó, tiêu biểu nhất là:
– Nói trước quên sau, quên những chuyện vừa mới xảy ra cho đến những ý ức cũ
– Quên vị trí để đồ đạc hoặc thứ tự sắp xếp
– Quên các mốc sự kiện, vấn đề cần ghi nhớ
– Lặp lại một nội dung câu chuyện mới, kể nhiều lần
– Khó ghi nhớ các vấn đề mới như thông tin, sự kiện, bài học mới
– Giảm sự tập trung, thường xuyên lơ đãng trong công việc và học tập
– Thường mệt mỏi do gặp nhiều căng thẳng, stress
– Tính cách thay đổi, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát được hành vi
– Giảm khả năng lập kế hoạch, phán đoán và ra quyết định, giải các câu đố hoặc các phép tính
– Nhầm lẫn các mốc thời gian, không gian, các mùa hoặc vị trí mình đang đứng
Trên đây là những nguyên nhân suy giảm trí nhớ thường gặp trong cuộc sống. Tình trạng giảm sút trí nhớ có thể gây rất nhiều hệ lụy đối với cuộc sống và sức khỏe, vì thế, khi thấy các dấu hiệu của bệnh, hãy chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng hướng.