Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ. Bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục đều có thể mắc, tuy nhiên 6 nhóm phụ nữ dưới đây có nguy cơ mắc cao nhất.
Bạn đang đọc: 6 nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất
Những phụ nữ bị nhiễm virus HPV
- Nhiễm virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
Nhiễm trùng virus u nhú ở người (HPV) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư cổ tử cung. HPV là một nhóm gồm hơn 150 vi rút có liên quan. HPV có thể lây nhiễm các tế bào trên bề mặt da, bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và cổ họng, thay vì máu hoặc các cơ quan nội tạng như tim hoặc phổi.
HPV có thể lan truyền từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc da. Một cách lây phổ biến nhất là quan hệ tình dục, bao gồm cả tình dục bằng âm đạo, hậu môn, và thậm chí cả tình dục bằng miệng.
Một số loại HPV gây ra mụn cơm thông thường trên bàn tay và bàn chân; một số loại có thể gây ra mụn cóc xung quanh cơ quan sinh dục và trong vùng hậu môn. Đây được gọi là các loại HPV có nguy cơ thấp vì chúng ít khi liên quan đến ung thư.
Một số loại HPV nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ , âm đạo ở phụ nữ, ung thư vú ở nam giới, ung thư hậu môn , miệng và cổ họng ở cả nam và nữ.
Mặc dù hiện nay không có phương pháp điều trị nhiễm HPV, nhưng có nhiều cách để điều trị bệnh mụn cóc và sự tăng trưởng tế bào bất thường mà HPV gây ra. Do vậy, những phụ nữ bị nhiễm loại virus này cần thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời, ngăn ngừa ung thư phát triển.
Phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là bị nhiễm HIV-AIDS có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn, do đó khả năng mắc ung thư cổ tử cung cũng cao hơn phụ nữ bình thường.
Hệ miễn dịch rất quan trọng trong việc phá huỷ các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển và lan truyền của chúng. Ở phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu, tiền ung thư cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư xâm lấn nhanh hơn bình thường.
Có thai nhiều lần, có thai lần đầu dưới 17 tuổi
Tìm hiểu thêm: CA 125 dấu ấn ung thư buồng trứng
- Mang thai nhiều lần, mang thai sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ đã có thai nhiều lần dễ mắc ung thư cổ tử cung. Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc quan hệ tình dục không an toàn làm tăng khả năng tiếp xúc với HPV, ngoài ra những thay đổi hóc môn trong thai kỳ vì có thể làm cho phụ nữ dễ bị nhiễm HPV hoặc tăng trưởng ung thư; Hoặc phụ nữ mang thai có thể có hệ miễn dịch yếu hơn, cho phép nhiễm HPV và tăng trưởng ung thư.
Phụ nữ có thai lần đầu dưới 17 tuổi cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi trong mang thai sau tuổi 25.
Nhiễm Chlamydia
Chlamydia là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến có thể lây nhiễm sang hệ thống sinh sản. Nó lây lan qua quan hệ tình dục. Nhiễm Chlamydia có thể gây viêm vùng chậu, dẫn đến vô sinh.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, nhiều phụ nữ bị ung thư cổ tử cung có xét nghiệm máu và dịch nhầy cổ tử cung cho thấy bị nhiễm chlamydia trong quá khứ hoặc hiện tại.
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài
Có bằng chứng cho thấy sử dụng thuốc tránh thai đường uống (oral contraceptives – Ocs, là thuốc ngừa thai phối hợp estrogen – progesterone hoặc thuốc ngừa thai progesterone đơn thuần) trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên rằng, phụ nữ nên gặp bác sĩ để được tư vấn về lợi ích cũng như cân nhắc các nguy cơ tiềm ẩn.
Có tiền sử gia đình về ung thư cổ tử cung
Nếu mẹ hoặc em gái của bạn bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Những phụ nữ ăn ít trái cây, rau quả, thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, và các bệnh ung thư khác cao hơn người bình thường.
Cần làm gì khi có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?
>>>>>Xem thêm: Quy trình tầm soát ung thư vú diễn ra như thế nào?
- Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được khuyến cáo cho tất cả chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục và từ 21 tuổi trở lên.
Tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục, từ 21 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Với những người nằm trong nhóm nguy cơ cao như đã nêu trên thì càng cần chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, những phụ nữ này có thể cần tầm soát với tần suất nhiều hơn, tùy theo lời khuyên của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.