Sức khỏe tâm thần là một trong những lĩnh vực chứa đựng khá nhiều bí ẩn, liên quan đến xã hội hiện đại. Đặc biệt khi não bị trục trặc sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề, thậm chí cả những căn bệnh nan y nguy hiểm, vượt quá tầm kiểm soát của con người. Tạp chí Listverse của Mỹ mới đăng tin phát hiện mới trên bình diện khoa học về lĩnh vực này.
Tâm thần phân liệt liên quan đến hình dạng vòm miệng?
Trong thực tế người ta thường phân loại sức khỏe tâm thần và thể chất. Giới chuyên môn kết hợp cả yếu tố hành vi lẫn thể chất trong khi khám bệnh. Nghiên cứu gần đây cho thấy, tâm thần phân liệt có thể liên quan tới hình dạng vòm miệng. Theo đó, người mắc bệnh thường có vòm miệng rộng và cứng hơn. Bên cạnh đó, khi khám bác sĩ còn chú ý đến những đặc điểm thể chất khác, giúp củng cố các số liệu khi đánh giá mức độ mắc bệnh. Các nhà khoa học cho biết, những dị tật làm cho vòm miệng cứng thường xuất hiện cùng với các đột biến và các lỗi di truyền, nó tích hợp thành một tập hợp các triệu chứng. Hiệp hội tâm thần phân liệt Canada xếp tâm thần phân liệt là căn bệnh vô cùng phức tạp, đặc biệt là bản chất sinh hóa và nguồn gốc. Nó liên quan đến các quá trình gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh và các axít amin.
Tự kỷ có thể dễ bị co giật
Tự kỷ có thể liên kết chặt chẽ với các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với giả định. Theo thống kê, có 1 – 2% trẻ em mắc bệnh tự kỷ khi trưởng thành mắc chứng co giật, nhưng thực tế lại có tới 38% trẻ em mắc chứng tự kỷ bị ảnh hưởng bởi cơn co giật nguy hiểm vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.
Theo một nghiên cứu do Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH), chỉ có 1/3 số trẻ em bị bệnh tự kỷ mắc cơn co giật đầu tiên trước lúc hai tuổi. Phần còn lại, một cơn động kinh bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Nghiên cứu trên đã được thực hiện trong suốt một thập kỷ, nó tạo tiền đề đánh giá chính xác mối liên kết giữa bệnh tự kỷ và co giật để giúp bác sĩ đưa ra liệu pháp chăm sóc và chữa trị một cách phù hợp hơn.
Bạn đang đọc: 6 phát hiện mới lạ về sức khỏe tâm thần
Bệnh tâm thần có thể dẫn đến các bệnh nan y
Bệnh tâm thần không chỉ tác động đến tâm lý của con người mà nó còn dẫn đến những bệnh lý nan y. Trước tiên, làm gia tăng bệnh tim ở những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và khi rối loạn lo âu gia tăng thì bệnh cơ bắp và đau lưng lại xuất hiện. Thêm nữa, triệu chứng lo âu cùng với các rối loạn khác như hội chứng Tourette (tật máy giật), có thể gây ra tổn thương đến thể chất.
Nguyên nhân của cơ chế gây bệnh rất đa dạng, trước tiên là do sự mất cân bằng hóa chất thần kinh. Các loại hormon độc hại được hệ thống nội tiết sản sinh khi bị căng thẳng cũng có thể gây ra hàng loạt sự cố cho mô và các cơ quan trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu về tâm thần, những bệnh nhân tâm thần như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, trầm cảm có rủi ro mắc bệnh ung thư cao gấp 2,6 lần so với nhóm người khỏe mạnh. Đặc biệt, theo một các nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng có nguy cơ phải nhập viện vì chấn thương cao gấp 50% và tử vong cao gấp 450% do thương tích so với dân số nói chung.
Hội chứng Korsakoff gia tăng ở những người mắc bệnh tâm thần
Một trong những biến chứng nan giải của bệnh tâm thần là làm gia tăng căn bệnh có tên hội chứng Korsakoff. Chứng rối loạn này ảnh hưởng đến bộ nhớ của não giống như ở người mắc bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ). Lý do, người bệnh tâm thần thường hay bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt thiamine (vitamin B1) nghiêm trọng. Rối loạn này phần lớn được xem là một biến chứng phát sinh từ tật xấu nghiện rượu, nó làm cạn kiệt nguồn vitamin B1 và làm cho cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém, hậu quả làm cho người bệnh bị lú lẫn, chậm ngôn ngữ và hay quên.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về suy giảm trí nhớ mất tập trung
>>>>>Xem thêm: Cách khám thần kinh hiệu quả là như thế nào?
Hội chứng Korsakoff có đặc thù dễ nhận biết là tổn thương não rất cao và mang tính tiến triển, phát sinh những tật xấu dối trá, nội câu chuyện không đâu vào đâu, mà bản chất họ không phải con người dối trá. Hội chứng Korsakoff được y học xếp vào diện rối loạn lâu dài và do thiếu hụt thiamine cấp tính, nên có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài hội chứng Korsakoff, bệnh nhân AIDS, người bị rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng cũng có thể gây thiếu hụt thiamin và phát sinh những biến chứng nghiêm trọng.
Căng thẳng có thể giết chết các tế bào não
Lâu nay thường có xu hướng cho rằng, bệnh tâm thần là một sự cố hay chấn thương sọ não nhưng người ta lại không nghĩ đến các yếu tố khác, ví dụ như tổn thương não do cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol, đây là hóa chất độc tạo ra trong quá trình tiến hóa từ tổ tiên loài vật. Một số loài vật, kể cả con người, vẫn còn dự trữ một lượng lớn hóa chất dạng dược phẩm để phục vụ cho mục đích ngắn hạn để tồn tại thông qua các phản ứng tiến hóa. Các phản ứng của cơ thể tạo ra stress, cộng với stress có trong môi trường và khi căng thẳng dài hạn, có thể gây mạn tính, tạo ra liên tục hóa chất này. Cortisol hay còn gọi là hormon căng thẳng, có thể giết chết các tế bào não một cách trực tiếp và gián tiếp, làm giảm chức năng của não nói chung, thậm chí làm cho não nhỏ hơn thông qua cơ chế làm teo tế bào. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy cortisol liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở nhóm người cao niên, nếu tăng đột biến.
Tổn thương thần kinh, sức khỏe tâm thần và vấn đề xã hội hóa
Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng việc giảm bài tiết myelin (chất béo bao bọc xung quanh dây thần kinh hay màng bảo vệ thần kinh) có liên quan rất lớn đến rối loạn thần kinh thoái hóa như bệnh đa xơ cứng rải rác. Trong các nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Mount Sinai (Mỹ) công bố gần đây cho thấy, khi bị mất vỏ bọc myelin, thì nguy cơ phát triển bệnh tâm thần là rất lớn. Myelin là một thành phần cơ lý của hệ thần kinh, có nhiệm vụ làm cách nhiệt sợi thần kinh và hỗ trợ việc truyền dẫn chất biến đưa thần kinh một cách hiệu quả trong não. Khoa học còn cho rằng, quá trình gây tổn thương, gây thiệt hại myelin còn do cả yếu tố môi trường và xã hội. Theo đó, nếu những người sống cách ly xã hội, ít giao tiếp cộng đồng thì việc bài tiết myelin cũng bị cản trở và hậu quả dễ mắc bệnh tâm thần so với những người hòa đồng, có cuộc sống lạc quan hay giao tiếp xã hội.
Theo sức khỏe và đời sống