6 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

Ung thư tụy là dạng ung thư khởi phát trong các mô của tuyến tụy. Tuy không phổ biến nhưng tỷ lệ người bệnh tử vong vì ung thư tụy khá cao bởi bệnh lý này thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Nhưng nếu thực hiện chẩn đoán sớm ung thư tụy thì căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả. 

Bạn đang đọc: 6 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

1. Những điều cần biết về ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy có chức năng giải phóng các enzyme hỗ trợ tiêu hóa, sản xuất hormone insulin giúp điều hòa lượng đường có trong máu. Đây là lý do mà người bị mắc ung thư tụy thường dễ mắc bệnh tiểu đường.

Nhìn chung, các loại ung thư đều khó phát hiện ở giai đoạn đầu, nguyên nhân bởi các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn này dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác. Đặc biệt, ung thư tuyến tụy còn khó phát hiện hơn do vị trí khuất phía sau dạ dày. Vì thế, ngay cả khi cơ thể xuất hiện hạch hay khối u thì người bệnh cũng khó có thể tự kiểm tra với các phương pháp lâm sàng. 

Bên cạnh đó, các triệu chứng ban đầu của ung thư tụy cũng rất ít và nếu có thì biểu hiện cũng không rõ ràng khiến đa số trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Theo thống kê tại Mỹ, có tới hơn 50% người mắc bệnh ung thư tụy ở giai đoạn IV, khi bệnh đã có di căn xa. Đây là nguyên nhân khiến ung thư tụy trở nên nguy hiểm hơn mặc dù bệnh không quá phổ biến. Tổ chức y tế thế giới đã thống kê và xếp hạng ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc nhưng lại đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ tử vong do ung thư.

Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh ung thư tụy hoàn toàn có thể chữa trị thành công. Những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… 

6 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

Ung thư tụy thường khó phát hiện được ở giai đoạn đầu

2. Đối tượng và phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư có thể lên tới con số 90% nếu được phát hiện sớm. Do đó, bạn cần theo dõi thay đổi thường xuyên của cơ thể và thực hiện khám sức khỏe, tầm soát ung thư thường xuyên để có thể sớm phát hiện bệnh.

2.1. Đối tượng nên khám chẩn đoán sớm ung thư tụy

Trên thực tế, nguyên nhân chính các gây ung thư tụy chưa được xác định nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây cần thực hiện tầm soát ung thư tụy càng sớm càng tốt.

– Gia đình có tiền sử người mắc bệnh ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư tụy, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng…

– Người mắc bệnh viêm tụy mạn tính hoặc trong gia đình có người mắc bệnh viêm tụy.

– Người nghiện hút thuốc: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy cũng như nhiều bệnh ung thư khác. 

– Thừa cân, béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cao hơn khoảng 20% so với những người bình thường.

– Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh: Cũng tương tự như việc hút thuốc lá, một chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đường và các thực phẩm thiếu lành mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

– Người bị bệnh tiểu đường: Theo nhiều chuyên gia, bệnh tiểu đường vừa là yếu tố nguy cơ nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh ung thư tụy. Có khoảng 25% bệnh nhân khởi phát bệnh tiểu đường trước khi phát hiện ung thư tụy.

– Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tụy ở nam cao hơn so với nữ giới.

– Nhóm máu: Theo một nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, những người có nhóm máu A và B là các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn.

– Độ tuổi: Ung thư tụy phổ biến ở nam giới trên 45 và tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ thuận với độ tuổi của con người.

Tìm hiểu thêm: Tắc tia sữa nổi hạch ở nách, phụ nữ sau sinh chớ lơ là

6 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

Nếu gia đình có tiền sử bị ung thư, bạn sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư

2.2. Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

Các phương pháp nhằm phát hiện sớm ung thư tụy vẫn đang sử dụng phổ biến bao gồm:

– Xét nghiệm máu: Chất chỉ điểm khối u được dùng để tầm soát ung thư tuyến tụy là CA19-9. Nồng độ chất kháng nguyên này tăng cao trong 80% trường hợp ung thư tụy. 

– Siêu âm nội soi: Trên thực tế, siêu âm tổng quát ổ bụng cũng có thể phát hiện được ung thư tụy thông qua hình ảnh hiển thị. Nhưng phương pháp này lại phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ, kỹ thuật viên. Siêu âm nội soi là phương pháp tích hợp ưu điểm của 2 phương pháp siêu âm và nội soi, bác sĩ vừa có thể quan sát trực tiếp hình ảnh vừa có thể biết thông tin chi tiết về tình trạng bệnh như tổn thương xuất phát từ lớp nào, bệnh có xâm lấn xung quanh hay chưa…

– Nội soi đường mật ngược dòng: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm đưa qua miệng, tiến đến gần tuyến tụy nhằm thu thập hình ảnh của tổn thương. Thông thường, phương pháp này sẽ kết hợp cùng sinh thiết kế kiểm tra khối u. 

– Sinh thiết kim qua da: Với sự hỗ trợ của chụp X-quang, các kỹ thuật viên sẽ đưa cây kim vào vị trí khối u để hút dịch và các tế bào để kiểm tra, xét nghiệm.

– Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Phương pháp này sử dụng một máy quét tia X từ nhiều góc độ khác nhau để thu được hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trên cơ thể. Ngoài việc hỗ trợ chẩn đoán ung thư, chụp CT còn giúp xác định khả năng có thể thực hiện phẫu thuật của bệnh nhân.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán khối u tuỵ, đặc biệt có giá trị trong sàng lọc ung thư thứ phát tại gan, ổ bụng.

6 phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tụy

>>>>>Xem thêm: 20 điều bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được dùng để chẩn đoán ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy được đánh giá là một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất. Và chìa khóa để chúng ta có thể chiến thắng căn bệnh này chính là thực hiện tầm soát sớm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Vì vậy, sau bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu thói quen chủ động thực hiện khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ hàng năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *