Để điều trị sâu răng giai đoạn sớm, trám răng là phương pháp duy nhất chúng ta có hiện nay. Thực hiện phương pháp hiệu quả này rất đơn giản. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn 7 bước trong quy trình trám răng cửa bị sâu và nhiều thông tin hữu ích khác về phương pháp điều trị răng sâu này. Nếu bạn sâu răng và đang có ý định trám, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: 7 Bước trong quy trình trám răng cửa bị sâu
1. Sâu răng là bệnh lý hơn 80% người Việt có
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, hơn 80% cư dân có bệnh lý sâu răng. Đây là bệnh lý phát sinh do hoạt động của một nhóm vi khuẩn. Trong đó, chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus mutans. Cụ thể, sự khởi phát sâu răng từ hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans diễn ra như sau: Vi khuẩn Streptococcus mutans có trong mảng bám chuyển hóa đường từ đồ ăn thức uống thành acid; acid khử khoáng ở men răng liên tục cho đến khi khoáng tại một hoặc nhiều điểm tiêu biến hoàn toàn; thông qua các điểm tiêu biến khoáng ở men răng, acid và vi khuẩn tấn công ngà răng liên tục cho đến khi ngà răng cũng bị hủy hoại; thông qua ngà răng đã bị hủy hoại, acid và vi khuẩn tấn công tủy răng. Tiến trình sâu răng kết thúc khi tủy răng nhiễm trùng và chết.
Sâu răng luôn tồn tại đồng thời với nhiều triệu chứng khó chịu như sưng và chảy máu nướu, ê buốt, đau nhức khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, hơi thở có mùi hôi,… Không kiểm soát, bệnh lý sâu răng có thể tiến triển đến viêm quanh chóp, viêm xương ổ răng, viêm xương hàm,…, làm bệnh nhân mất răng hoặc thậm chí là tử vong (dù rất hiếm khi xảy ra).
Sâu răng phát sinh do hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans.
2. Phương pháp điều trị sâu răng giai đoạn sớm duy nhất chúng ta có là trám răng
Bởi đi kèm nhiều triệu chứng phiến toái và có thể biến chứng nguy hiểm, sâu răng nên được điều trị càng sớm càng tốt. Như đã chia sẻ phía trên, hiện nay, phương pháp duy nhất chúng ta có để điều trị răng sâu giai đoạn sớm là trám răng.
2.1. Trám răng sâu là gì?
Trám răng sâu là phương pháp điều trị răng sâu thường được chuyên gia nha khoa chỉ định ở giai đoạn sớm. Trong phương pháp này, chuyên gia sẽ loại bỏ men răng và ngà răng đã tổn thương do acid và vi khuẩn, sau đó thêm vật liệu nha khoa chuyên dụng như composite hoặc amalgam vào phần răng thiếu hụt do loại bỏ men răng và ngà răng tổn thương.
2.2. Quy trình trám răng cửa bị sâu cụ thể diễn ra như thế nào?
Cụ thể, quy trình trám răng cửa bị sâu sẽ diễn ra theo 7 bước như sau:
– Bước 1, thăm khám với chuyên gia: Đây là bước đầu tiên trong quy trình trám răng cửa sâu, được tiến hành với mục đích xác định vị trí và mức độ sâu của răng cửa.
– Bước 2, gây tê: Sau thăm khám, chuyên gia gây tê, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình trám răng cửa sâu.
– Bước 3, loại bỏ men răng và ngà răng bị tổn thương: Sau gây tê, chuyên gia sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để loại bỏ men răng và ngà răng bị tổn thương do acid và vi khuẩn hay cũng để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.
– Bước 4, chuẩn bị thêm vật liệu trám: Cũng sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng, chuyên gia làm nhám bề mặt phần răng thiếu hụt – phần tiếp xúc trực tiếp với vật liệu trám, tạo điều kiện để vật liệu trám được thêm vào đó dễ dàng hơn.
– Bước 5, thêm vật liệu trám: Chuyên gia thêm composite hoặc amalgam vào phần răng thiếu hụt do loại bỏ men răng và ngà răng tổn thương, rồi tạo hình vật liệu trám sao cho nó tương đồng với màu sắc và hình dáng răng tự nhiên.
– Bước 6, điều chỉnh và hoàn thiện: Chuyên gia thực hiện các điều chỉnh cuối cùng để đảm bảo vật liệu trám không làm bệnh nhân có dị cảm. Điều chỉnh xong, chuyên gia tiến hành đánh bóng bề mặt vật liệu trám, để bề mặt vật liệu trám mịn màng như bề mặt răng tự nhiên.
– Bước 7, hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau trám: Chuyên gia hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau trám.
Tìm hiểu thêm: Ung thư gan giai đoạn đầu có chữa được không?
Chuyên gia hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau trám.
2.3. Làm sao để chăm sóc răng miệng sau trám hiệu quả?
Răng trám có bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bệnh nhân chăm sóc răng miệng sau trám. Cách chăm sóc răng miệng sau trám cũng quyết định việc bệnh lý sâu răng có tiếp tục phát sinh ở bệnh nhân hay không. Chính vì vậy, hãy ghi nhớ và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau trám được chia sẻ bởi chuyên gia dưới đây:
– Ăn uống sau trám răng sâu: 1 – 2 giờ sau trám răng sâu, bệnh nhân không nên ăn uống để vật liệu trám có thời gian liên kết chặt chẽ với phần răng tự nhiên. Qua khoảng thời gian nhạy cảm này, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ ăn cứng và sẫm màu. Thức uống màu sẫm, như trà, cà phê, nước ngọt,… bệnh nhân cũng nên hạn chế uống. Hạn chế đồ ăn cứng giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng bong vật liệu trám. Hạn chế ăn đồ ăn uống thức uống màu sẫm giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng ố vàng, xỉn màu vật liệu trám.
– Từ bỏ các thói quen xấu, làm tổn thương răng nói chung và răng trám nói riêng. Một ví dụ điển hình cho những thói quen xấu kiểu đó là nghiến răng.
– Vệ sinh răng miệng: Bệnh nhân nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần trong 2 – 3 phút. Việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải này chỉ nên tiến hành sau khi ăn ít nhất nửa giờ. Bệnh nhân nên lựa chọn bàn chải đánh răng đầu nhỏ, lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Bên cạnh bàn chải, bệnh nhân nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở những kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch.
– Tái khám với chuyên gia nha khoa mỗi 6 tháng.
>>>>>Xem thêm: 7 Cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Tái khám với chuyên gia nha khoa mỗi 6 tháng.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn quy trình trám răng cửa bị sâu và cách chăm sóc răng sau trám đúng đắn. Nếu còn băn khoăn về phương pháp điều trị răng sâu này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.