Ung thư vú là căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của vú. Các yếu tố khác nhau làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc ung thư (K) vú. Mặc dù không có cách nào có thể chắc chắn ngăn ngừa hoàn toàn ung thư vú không xảy đến với bạn. Tuy nhiên có những cách bạn có thể chủ động thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bạn đang đọc: 7 Cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu ở nữ giới, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.
1. Nên làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh K vú?
Các chuyên gia y tế cho biết, thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ngay cả ở những người có nguy cơ cao. Để giảm rủi ro, những điều sau đây được khuyến cáo nên thực hiện ở chị em phụ nữ đó là:
1.1 Đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư vú đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời và tránh tăng cân quá mức bằng cách cân bằng lượng thức ăn nạp vào với hoạt động thể chất. Nếu được đánh giá là thừa cân, béo bì, bạn nên thực hiện giảm cân theo khuyến nghị.
1.2 Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc K vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành nên dành ít nhất 150 đến 300 phút hoạt động với cường độ vừa phải hoặc 75 đến 150 phút hoạt động với cường độ mạnh mỗi tuần hoặc kết hợp cả hai dạng hoạt động trải đều trong suốt tuần. Đạt hoặc vượt giới hạn trên 300 phút thời mốc thời gian lý tưởng đối với người trưởng thành.
Hoạt động vừa phải nghĩa là các hoạt động khiến bạn thở mạnh, gia tăng nhẹ nhịp tim và nhịp thở. Hoạt động mạnh mẽ được thực hiện ở cường độ cao khiến làm tăng nhịp tim, đổ mồ hôi và tăng nhịp thở.
1.3 Tránh hoặc hạn chế uống rượu
Rượu là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, ngay cả khi uống một lượng nhỏ. Càng sử dụng rượu nhiều, nguy cơ mắc K vú càng cao. Vậy nên an toàn nhất là không nên uống rượu, cố gắng tránh xa thức uống có hại cho sức khỏe này.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa giàu canxi nhưng ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ít chất béo, và đồ uống có đường có thể giúp giảm nguy cơ mắc K vú.
1.4 Bỏ thuốc, không hút thuốc lá
Thuốc lá được xếp vào một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh K vú. Hít phải khói thuốc lá của người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ. Vậy nên ngừng sử dụng thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá và đặc biệt không hút thuốc lá là giải pháp an toàn giảm thiểu rủi ro cho chị em phụ nữ.
1.5 Hạn chế điều trị bằng hormone sau mãn kinh
Liệu pháp hormone được sử dụng sau mãn kinh không nên thực hiện lâu dài để ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác động hỗn hợp đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh và giảm nguy cơ mắc một số bệnh khác. Và cả hormone chỉ chứa estrogen và liệu pháp hormone kết hợp estrogen cộng với progestin đều làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh thì nên thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp hormone sau mãn kinh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Địa chỉ uy tín trong tầm soát, thăm khám và điều trị bệnh K vú với hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ cao cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh.
1.6 Cho con bú sữa mẹ nếu có thể
Nuôi con bằng sữa mẹ từ một năm trở lên có thể làm giảm nguy cơ mắc K vú.
1.7 Thực hiện sàng lọc ung thư vú sớm
Sàng lọc ung thư vú có nghĩa là kiểm tra vú của phụ nữ xem có bị ung thư hay không trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.
Giải pháp này đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố nguy cơ, giúp phát hiện sớm K vú. Đây là chiến lược quan trọng để ngăn ngừa tử vong do K vú. Bệnh K vú được phát hiện sớm, khi kích thước khối u còn nhỏ và chưa lan rộng sẽ dễ điều trị thành công hơn.
>>>>>Xem thêm: Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và những điều cần biết
Chụp nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú. Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về sàng lọc, dự phòng K vú dựa trên các thông tin các bệnh, bệnh sử của bạn.
2. Khuyến nghị sàng lọc ung thư vú
Các xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc ung thư vú có thể là chụp nhũ ảnh, chụp MRI tuyến vú. Chụp nhũ ảnh là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất đối với bệnh ung thư vú.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để sàng lọc những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.
Hầu hết phụ nữ nên chụp quang tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 40. Đối với phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh K vú dựa trên một số yếu tố nhất định nên chụp MRI vú và chụp quang tuyến vú hàng năm, thường bắt đầu ở tuổi 30.
Tránh các yếu tố nguy cơ và tăng cường các yếu tố bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Đặc biệt, không bao giờ quá sớm để bắt đầu một lối sống lành mạnh, và điều này dường như đặc biệt đúng khi nói đến bệnh K vú. Nhiều bằng chứng cho thấy tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành là thời điểm quan trọng cho việc xây dựng nền móng giúp phòng ngừa ung thư vú. Theo một số ước tính, thói quen lành mạnh bắt đầu trong tuổi thiếu niên và tiếp tục duy trì cho cả cuộc đời có thể ngăn ngừa 50% hoặc hơn cho bệnh K vú.
Vì vậy hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng những khuyến cáo kể trên để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú và cải thiện cơ hội sống sót sau ung thư nếu nó xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.