7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

Bệnh vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu.  Vì vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, thôi thúc khiến bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ bị nhiễm khuẩn. Thực hiện một số thay đổi đơn giản trong lối sống hàng ngày có thể hỗ trợ chữa bệnh và hạn chế cơn vẩy nến bùng phát.

Bạn đang đọc: 7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

Bệnh vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu.

Giữ ẩm da

Giữ ẩm cho da là một trong những điều đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà người bệnh vẩy nến có thể thực hiện để da không bị kích thích. Điều này có thể làm giảm khô, ngứa, mẩn đỏ, đau nhức da.
Chọn kem dưỡng ẩm dựa trên mức độ khô của da. Thuốc mỡ dày, nặng và có khả năng “khóa” ẩm tốt. Lotions mỏng hơn và hấp thụ dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng không phải cứ đắt tiền là loại tốt nhất mà hãy chọn loại phù hợp với làn da của mình nhất. Ngoài ra nên chọn những loại kem dưỡng ẩm không có mùi.
Thời điểm để sử dụng kem tốt nhất là sau khi tắm. Nên bôi kem dưỡng ẩm trong suốt cả ngày và khi thay quần áo. Sử dụng nhiều hơn vào những ngày lạnh hoặc khô.
Một cách khác để giữ cho làn da luôn ẩm là đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là khi không khí nóng và khô.

Xoa dịu làn da bằng nước ấm

7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

Tắm nước ấm hàng ngày với xà phòng dịu nhẹ có thể giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô

Tắm nước ấm hàng ngày với xà phòng dịu nhẹ có thể giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô. Người bệnh có thể dành 15 phút mỗi ngày ngâm mình trong nước ấm. Lưu ý giữ cho nhiệt độ nước ở mức vừa phải và sử dụng xà phòng dịu nhẹ. Nhiệt độ quá nóng và xà phòng có thể khiến làn da vốn dĩ đã nhạy cảm trở nên khô hơn. Khi lau người bằng khăn, hãy lau thật nhẹ nhàng. Các hành động cọ xát có thể làm có thể làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và thậm chí làm xuất hiện những vết lở loét mới. Sau khi đã lau khô cơ thể,  ngay lập tức hãy sử dụng kem dưỡng ẩm. Nếu không có thời gian, có thể đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa.

Chữa lành với ánh sáng mặt trời

Các tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Một liều lượng rất nhỏ ánh sáng mặt trời là một cách hiệu quả để làm dịu, cải thiện và thậm chí chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến.
Có thể ra ngoài 2 – 3 lần/tuần và nhớ bôi kem chống nắng cho những phần da khỏe mạnh. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời (cháy nắng) có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và có thể khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên nên người bệnh nên kiểm tra sức khỏe da để tránh tình trạng cháy nắng.

Hạn chế căng thẳng

Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm da chữa như thế nào?cần nắm rõ một số thông tin

7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến đơn giản chỉ bằng cách giảm bớt lo lắng, căng thẳng qua việc tập yoga, thiền định…

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể khiến cho bệnh vẩy nến và tình trạng ngứa ở da trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến đơn giản chỉ bằng cách giảm bớt lo lắng, căng thẳng.
Có rất nhiều cách để giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga, thiền định, hít thở sâu và ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể khiến nhiều người trở nên bình tĩnh, thư thái hơn.
Một số biện pháp khác giúp giảm bớt căng thẳng bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Uống nhiều nước
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Ngủ đủ giấc

Sử dụng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm

Tránh các sản phẩm dành cho da có chứa cồn, chất khử mùi, axit ((glycolic, salicylic, và acid lactic) và thậm chí không nên sử dụng một số loại xà phòng giặt ủi. Những loại sản phẩm này có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ở người có làn da nhạy cảm, chẳng hạn như bệnh nhân vẩy nến. Ngoài ra nên quan tâm tới chất liệu vải của quần áo. Lựa chọn những loại vải mềm mại và thoải mái, tránh sử dụng các loại quần áo làm từ len và vải nỉ bằng lông đê.

Cố gắng không gãi

7 lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân vẩy nến

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Chính những tác động ngứa – gãi lại càng làm cho bệnh vẩy nến phát triển mạnh hơn.

Bệnh vẩy nến có thể khiến người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chính những tác động ngứa – gãi này lại càng làm cho bệnh vẩy nến phát triển mạnh hơn. Gãi quá mạnh có thể khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng. Vì thế để hạn chế tình trạng này nên giữ móng tay ngắn, cố gắng không nghĩ đến việc gãi ngứa. Hãy thử nhắm mắt lại, hít sâu và thở nhẹ nhàng hoặc làm những việc khác như xem phim, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè… Nhẹ nhàng bôi kem dưỡng ẩm cũng là một cách hiệu quả để giảm ngứa.

Không hút thuốc và hạn chế các loại đồ uống có cồn

Hút thuốc có thể khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế những người hay hút thuốc nên cố gắng bỏ. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để bỏ thuốc lá.
Uống nhiều rượu có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Thậm chí còn có thể gây ra nguy hiểm khi rượu tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến. Do đó tốt nhất người bệnh nên hạn chế uống rượu, bia. Chỉ nên uống ở mức độ vừa phải, 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *