8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

Mẹ có biết các hành động như ép trẻ ăn, nấu ăn theo sở thích của con, quát mắng khi con đang ăn, cho con ăn “vô tội vạ”… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và tâm lý của bé. Những sai lầm khi cho trẻ ăn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây sức ép tâm lý cực kỳ lớn đến tâm lý của con, khiến bé cảm thấy sợ hãi khi ăn, gây ức chế thần kinh dẫn đến dịch vị không tiết ra để kích thích hệ tiêu hóa, điều này lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tâm lý của trẻ. Để mỗi bữa ăn của con là một bữa vui, con không còn sợ hãi chuyện ăn uống, ba mẹ hãy từ bỏ ngay 8 thói quen xấu sau đây.

Bạn đang đọc: 8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

Ép con ăn

8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

Ép con ăn là một thói quen tai hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bé. (ảnh minh họa)

Đây là thói quen rất thường gặp ở mọi gia đình nuôi con nhỏ. Bản chất trẻ nhỏ là ham chơi, con thường không nghiêm túc trong chuyện ăn uống. Đặc biệt có những bé thuộc diện “kén ăn” khiến nhiều ba mẹ đau đầu và khổ sở mỗi lần cho con ăn.

Con không chịu ngồi yên để ăn, chạy nhảy “náo loạn”, nhiều khi con mải chơi đút cũng chẳng chịu ăn, bé ăn được một ít, sợ con đói nên mẹ lựa chọn cách ép con ăn.

Các cách ép con ăn mẹ thường hay áp dụng như: “nào có ăn không mẹ đánh đòn bây giờ”, “không ăn nhanh là bố mắng đấy”, “không ăn là mẹ đưa đi gặp bác sĩ nhé”,… thậm chí khi bé không chịu ăn có nhiều ba mẹ còn đánh mắng hoặc bóp miệng bé để đút cho bé ăn. Điều này là vô cùng tại hại, bởi trẻ phải ăn trong tâm lý sợ hãi, căng thẳng sẽ gây ức chế thần kinh cho trẻ dẫn đến dịch vị của trẻ không tiết ra để kích thích tiêu hóa và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ. Chiến thuật này sẽ trở nên phản tác dụng bởi cuối cùng con bạn sẽ ghét cả thức ăn và bữa ăn, mỗi lần ăn là một “địa ngục” đối với trẻ.

Thay vì vậy, mẹ đừng “chuyện bé xé ra to” khi bé từ chối ăn. Mẹ hãy cố kiên nhẫn chờ và khuyên con một cách tích cực hơn, để trẻ nhận ra việc ăn uống giúp tăng cường sức khỏe, con sẽ chóng lớn như các bạn, có một sức khỏe “siêu nhân” để làm mọi điều mình thích. Có thể mẹ phải kiên nhẫn, đợi một thời gian nhưng điều này sẽ tốt cho trẻ hơn là việc mẹ ép con ăn như trên.

 Nấu ăn theo ý thích của con

Mẹ thường sợ con không ăn, thấy bé ăn món nào được nhiều là vui lắm. Nên thường ưu tiên nấu các mon đó với mong muốn con ăn nhiều, đỡ phải cực khổ hay đau đầu chuyện đút cho bé ăn. Điều này đặc biệt được ưu tiên với những bé thuộc diện kén ăn.

Mẹ cũng hiểu được nếu không cho trẻ ăn đa dạng con có thể bị thiếu dinh dưỡng, tuy vậy trước sự nài nỉ của con. Tuy nhiên việc nấu ăn theo ý thích của con, sẽ truyền tải một thông điệp sai lầm cho bé. Bé sẽ chỉ thích những món ăn mà con hãy ăn do đó con không thể bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, sự “yêu chiều” của mẹ trong việc lựa chọn món ăn con thích đã vô hình dung tạo ra sự kén ăn của trẻ.

Thay vào đó mẹ hãy cho bé ăn đa dạng nhiều món ăn, hãy kiên nhẫn giải thích ý nghĩa các món ăn cũng cấp những chất dinh dưỡng gì cho sự phát triển sức khỏe và trí tuệ của con. Hãy để con hiểu được tại sao mình cần phải ăn những thức ăn này.

Cho bé ăn quá nhiều và sai thời điểm

8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

Cho bé ăn quá nhiều và sai thời điểm là một sai lầm mẹ cần từ bỏ ngay. (ảnh minh họa)

Các bậc cha mẹ thường cho bé ăn khẩu phần lớn hơn mức cần thiết hoặc cho bé ăn các món ăn vặt (đặc biệt là cho bé uống nước trái cây) quá sát thời gian ăn.

Thay vào đó, hãy áp dụng nguyên tắc cho bé ăn từng món phù hợp với độ tuổi của bé. Chỉ nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính khoảng một tiếng rưỡi cho tới hai tiếng.

Lơ là khẩu vị của bé

Trẻ em có nhiều chồi vị giác hơn người lớn, vậy nên đôi khi các món ăn mà bạn thấy không quá cay hoặc mặn lại có thể rất cay và mặn với con bạn. Ta cũng có thể diễn giải lý do vì sao bé ghét các loại thực phẩm đắng như khổ qua (mướp đắng) hay gừng bằng lý do tương tự.

Thay vào đó, bạn hãy quan tâm khi bé nói với bạn rằng bé không thích một loại thực phẩm nào đó. Ngoài ra, hãy nêm nếm ít các loại gia vị đậm khi bạn nấu ăn cho trẻ em.

Từ bỏ quá sớm khi cho bé thử ăn món mới

Bạn đừng cho rằng nếu một đứa trẻ từ chối thức ăn một lần thì chúng sẽ không bao giờ thích món ấy lần nữa. Để trẻ con có thể chấp nhận ăn một món mới nào đó, bé có thể phải ăn món đó tới 20 lần. Vậy nên đừng bỏ cuộc dễ dàng hoặc loại bỏ luôn các loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ ngay lần thất bại đầu tiên.

Thay vào đó, bạn hãy nấu các món này nhiều hơn và cho phép bé được chơi đùa cùng các món này chẳng hạn như chạm vào thức ăn, đặt thức ăn vào trong miệng và nhổ nó ra. Theo thời gian thì cuối cùng con bạn sẽ chấp nhận món ăn này mà thôi.

Cho bé ăn các món ăn vặt không thích hợp

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, những điều bố mẹ cần biết

8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn các đồ ăn vặt chứa nhiều đường và chứa chất béo không tốt cho sức khỏe của con. (ảnh minh họa)

Các món ăn vặt mà bé ăn nên chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển đúng đắn của bé. Tuy vậy việc cho bé ăn bánh và kẹo thường xuyên sẽ làm cho bé quen ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo và giàu calo.

Thay vào đó, bạn hãy lên thực đơn ăn vặt giúp cân bằng dinh dưỡng. Hãy cho bé ăn trái cây, rau, protein (chất đạm), ngũ cốc nguyên hạt hoặc các sản phẩm từ sữa.

Dùng thức ăn như một phần thưởng

Các bậc cha mẹ thường dùng cách này và thưởng cho bé các thức ăn chứa nhiều chất béo và có đường, chẳng hạn như bánh kẹo hay nước ngọt. Thoạt nhìn đây có thể là một phương pháp dễ dàng và có ích, nhưng về lâu dài nó sẽ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh cho bé. Ngoài ra, việc sử dụng đồ ngọt như một phần thưởng sẽ làm cho bé nghĩ rằng đồ ngọt là một món ăn vô cùng hấp dẫn và những loại thực phẩm lành mạnh khác thì không hấp dẫn chút nào.

Thay vào đó, hãy thưởng cho bé khi làm tốt việc gì đó bằng các món quà không phải là thức ăn, ví dụ như một chuyến đi đến công viên, được tắm bồn tắm đầy bọt bong bóng hoặc được kéo dài thời gian chơi trong ngày.

Không điều tiết lượng đường

8 sai lầm “to đùng” mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ bị kiết lỵ, nên và không nên ăn gì?

Không kiểm soát lượng đường trong thức ăn của trẻ có thể khiến bé dễ có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường. (ảnh minh họa)

Bạn nên cho bé uống tối đa 120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày. Nếu bé uống nhiều hơn liều lượng ấy, lượng đường mà bé nạp vào cơ thể sẽ tăng lên và khiến cho bé không còn đói và muốn ăn các bữa ăn chính nữa.

Thay vào đó, bạn hãy cho bé uống nước hoặc pha loãng nước trái cây bằng cách trộn một nửa lượng nước với môt nửa lượng nước trái cây thay vì cho bé uống nước quả nguyên chất.

Trên đây là những chia sẻ về các sai lầm mà mẹ thường gặp phải khi cho bé ăn. Nếu có thắc mắc gì cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *