Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 285 triệu người có vấn đề về thị lực. Trong những trường hợp này, khoảng 80% có thể tránh được hoặc chữa khỏi. Đó là lý do tại sao khám mắt thường xuyên là rất quan trọng. Khám mắt còn đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các bệnh về mắt tiến triển thầm lặng như tăng nhãn áp (một bệnh lý có rất ít triệu chứng vào giai đoạn đầu). Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị giảm thị lực đột ngột hoặc đau mắt cần phải chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, đừng chần chừ mà hãy tới bệnh viện ngay để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: 9 triệu chứng về mắt nghiêm trọng cần cảnh giác
-
Khám mắt đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các bệnh về mắt tiến triển thầm lặng như tăng nhãn áp (một bệnh lý có rất ít triệu chứng vào giai đoạn đầu).
Mắt có đốm lóe sáng bất thình lình hoặc những chấm đen di động trôi nổi
Thấy các đốm lóe sáng bất thình lình hoặc những chấm đen di động, trôi nổi trước mắt ngày càng tăng lên. Nếu phát hiện mắt có những biểu hiện bất thường này, xin đừng chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của bong võng mạc – lớp thần kinh ở phía sau mắt gửi hình ảnh tới não. Cận thị, các bệnh về mắt như tăng nhãn áp hoặc chấn thương ở mắt là những nguyên nhân của bong võng mạc. Trừ khi được điều trị nhanh chóng (thường bằng phẫu thuật), nếu không bong võng mạc có thể dẫn đến mù lòa.
Mất thị lực
Mất thị lực, đặc biệt là đột ngột xảy ra hoặc ở một bên mắt. Mất thị lực đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt, phổ biến nhất là thoái hóa điểm vàng. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 65 tuổi trở lên tại Mỹ. Mất thị lực do thoái hóa điểm vàng có thể diễn ra từ từ nhưng cũng có thể xuất hiện bất ngờ, khi các mạch máu trong mắt rò rỉ chất dịch hoặc máu dưới võng mạc. Một nguyên nhân khác cũng có thể gây mất thị lực đột ngột là bệnh tăng nhãn áp.
Đau mắt
Tìm hiểu thêm: Chữa đau mắt đỏ nếu không đúng cách
Mắt đau có thể được gây ra bởi bệnh tăng nhãn áp, khô mắt, chấn thương mắt, giác mạc bị trầy xước hoặc thậm chí ung thư ở mắt.
Hầu hết các bệnh về mắt không gây đau nhưng một số bệnh lý khác hoặc chấn thương lại có thể tác động tới mắt, dẫn tới đau mắt. Mắt đau có thể được gây ra bởi bệnh tăng nhãn áp, khô mắt, chấn thương mắt, giác mạc bị trầy xước hoặc thậm chí ung thư ở mắt.
Chấn thương mắt
Bất kỳ chấn thương đáng kể nào ở mắt cũng cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ, đặc biệt nếu mắt bị đỏ hoặc đau kéo dài hơn 15 – 20 phút.
Mắt khó chịu dai dẳng
Nếu cảm thấy khó chịu trong mắt sau khi thực hiện một hoạt động nào đó mà các vật thể lạ có thể bị rơi vào mắt, nên tới bệnh viện để kiểm tra loại trừ nguy cơ các vật thể lạ trong mắt có thể gây nhiễm trùng.
Mắt đỏ
Khi cả hai mắt cùng bị đỏ, nó có thể là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Tuy nhiên nếu chỉ có 1 mắt bị đỏ thì nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc
Mắt khó chịu khi đeo kính áp tròng
>>>>>Xem thêm: Giác mạc hình chóp là bệnh lý mắt như thế nào?
Nếu cảm thấy đau mắt, đỏ mắt hay khó chịu khi đeo kính áp tròng, nên tới gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Thông thường người đeo kính áp tròng không gặp phải vấn đề gì nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản kính, tuy nhiên cũng có trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó nếu cảm thấy đau mắt, đỏ mắt hay khó chịu khi đeo kính áp tròng, nên tới gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Mờ mắt
Mờ mắt có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề về mắt như tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, võng mạc bị rách. Mất thị lực ở một mắt có thể là một triệu chứng sớm của một cơn đột quỵ.
Các biến chứng sau phẫu thuật mắt phức tạp
Nếu đã thực hiện phẫu thuật mắt và gặp phải các triệu chứng như ỏ, đau mắt, hoặc nhìn mờ, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức để đánh giá. Ngay cả khi các triệu chứng này biến mất sau đó, người bệnh cũng không được chủ quan, vẫn cần phải kiểm tra kỹ càng. Các triệu chứng về mắt tuyệt đối không bao giờ được coi thường.