Bệnh trĩ nội tuy ít gây biến chứng hơn trĩ ngoại, song việc nhận biết và điều trị có phần khó khăn hơn. Trong bài viết, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng bệnh trĩ nội và cách điều trị căn bệnh thầm kín này.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ nội và cách điều trị: Những điều cần biết
1. Tổng quan về trĩ nội
1.1. Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là bệnh lý gây ra do tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng sưng và phình to do giãn quá mức. Gọi là trĩ nội khi các búi trĩ hình thành ở vùng gần cuối trực tràng, không nằm bên ngoài hậu môn. Do vậy, bệnh nhân không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy chúng trong giai đoạn đầu. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh mới có thể trực tiếp cảm nhận. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngay cả khi người bệnh không sờ thấy chúng.
Trĩ nội khó phát hiện hơn bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ không nằm bên ngoài hậu môn mà nằm bên trong trực tràng. Đặc biệt đối với nam giới, cấu tạo cơ thể có phần cơ sàn chậu chắc nên các búi trĩ nội ít sa ra ngoài. Vì thế, đa phần người bệnh chỉ đến khám khi hậu môn bị chảy máu quá nhiều.
Ở lứa tuổi nào cũng có thể bị trĩ nội. Tuy vậy, độ tuổi từ 28-50 có nguy cơ bị trĩ nội cao.
1.2. Phân loại bệnh trĩ nội
Mỗi ca bệnh có triệu chứng và nguyên nhân hình thành khác nhau. Tuy nhiên, trĩ nội đều được chia ra thành bốn cấp độ như sau:
Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nằm trong trực tràng, gây chảy máu
Trĩ nội độ 2: Sa một vài búi trĩ ra bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên trĩ vẫn có thể tự co lại sau khi đi đại tiện
Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ sa ra ngoài nhiều và không thể tự co lại. Tuy nhiên, khi búi trĩ được đẩy vào thì chúng vẫn có khả năng co vào trong hậu môn.
Trĩ nội độ 4: Các búi trĩ sa ra ngoài rất nhiều, không thể dùng tay đẩy vào nữa
Các cấp độ của trĩ nội
2. Nguyên nhân bệnh trĩ nội
Đối với một vài người, bệnh trĩ và trĩ nội nói riêng có thể là tất yếu do lão hóa. Lão hóa các mô vùng đệm hậu môn làm đứt các dây chằng treo trĩ hoặc giãn mạch quá mức. Trĩ nội có thể khởi phát bất cứ khi nào, một khi có quá nhiều áp lực lên trực tràng. Chính vì vậy, các lý do khiến tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng chính là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trĩ nội.
– Người bệnh táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian quá dài. Táo bón lâu chính là những nguyên nhân gây ra áp lực lớn lên hậu môn. Đặc biệt là khi người bệnh rặn mạnh. Ngoài ra, chứng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày. Tất cả những lý do đó đều gây ra bệnh trĩ và trĩ nội nói riêng.
– Phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh nở (đặc biệt là sinh thường). Các thai phụ rất dễ bị trĩ vì thai nhi khi lớn dần lên sẽ tạo ra các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Đối với những sản phụ sinh thường, rặn không đúng cách khi sinh có thể gây ra bệnh trĩ.
– Người bị béo phì. Những người béo phì rất dễ bị trĩ vì chế độ ăn thường thiếu chất xơ và dễ bị táo bón. Ngoài ra, hậu môn sẽ chịu áp lực rất lớn vì cân nặng và mỡ thừa.
Tìm hiểu thêm: Cần làm gì khi bệnh trĩ sưng to?
Béo phì có thể gây ra bệnh trĩ
– Tính chất công việc. Việc ít vận động có thể gây ra bệnh trĩ. Theo nhiều thống kê, nhân viên văn phòng – những người ngồi quá lâu một tư thế – là đối tượng có tỷ lệ mắc trĩ cao. Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao còn là những người thường xuyên mang vác đồ quá nặng.
3. Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội và cách điều trị như thế nào luôn được quan tâm do những biểu hiện phiền toái mà trĩ nội đem lại. Để hiểu sâu về bệnh trĩ nội cũng như cách điều trị, cần tìm hiểu triệu chứng bệnh. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà trĩ nội có những triệu chứng khác nhau. Bệnh trĩ nội nặng cũng thường không gây đau do vùng dưới trực tràng không có quá nhiều dây thần kinh. Nếu người bệnh cảm thấy quá đau đớn thì bệnh có thể đã liên quan đến tình trạng khác như trĩ ngoại, nứt kẽ hậu môn,…
Triệu chứng thông thường của trĩ nội thường là chảy máu. Người bệnh sau khi đại tiện có thể thấy máu tươi lẫn trong phân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp những triệu chứng khác khi bệnh trở nặng, đặc biệt là biểu hiện sa búi trĩ. Sa búi trĩ sẽ xảy ra khi người bệnh đi đại tiện. Tùy vào cấp độ bệnh mà búi trĩ sẽ tự co vào hoặc người bệnh phải dùng tay đẩy vào trong. Đặc biệt khi trĩ chuyển sang độ 4, búi trĩ không thể co vào dù người bệnh dùng tay đẩy.
Triệu chứng chảy máu có thể bị nhầm lẫn với những bệnh khác như ung thư trực tràng. Ngoài ra, nhìn bằng mắt thường rất khó để nhận biết được búi trĩ sa ra ngoài là trĩ ngoại hay cấp độ nặng của trĩ nội. Vì vậy khi xuất hiện biểu hiện này, cần đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng.
4. Cách điều trị bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Song, những phiền toái chỉ thực sự chấm dứt khi người bệnh có phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh trĩ không thể tự hết. Việc thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể sẽ giúp bệnh nhân chữa trĩ an toàn và ngăn trĩ tái phát. Thông thường có hai cách chữa trĩ tùy theo mức độ của bệnh như sau:
4.1. Bệnh trĩ nội và cách điều trị nội khoa
Khi bệnh nhân đang ở những mức độ nhẹ như 1, 2, các bác sĩ sẽ cắt thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn. Thuốc sẽ hạn chế tắc mạch và hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Bệnh trĩ nội và cách điều trị bằng phẫu thuật
Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, cấp độ 3,4 thì việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả nữa. Lúc đó, phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc. Ngày nay có nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại như Phương pháp cắt trĩ Longo, Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson,…
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Điều trị trĩ nội bằng phẫu thuật tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
4.3. Một số phương pháp khác
Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể kể đến như thắt mạch, đông tụ, tiêm xơ búi trĩ làm búi trĩ khô đi và teo dần trong khoảng 10 ngày. Thủ thuật thắt dây cao su cho khả năng điều trị bệnh trĩ đối với các bệnh nhân có tình trạng nhẹ. Cách làm này cũng có thể làm cho búi trĩ khô và rụng đi.
Ngoài ra, người bệnh còn cần kết hợp các chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh trong quá trình điều trị cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ nội và cách điều trị căn bệnh này. Trĩ là căn bệnh lành tính, tuy nhiên, cần phát hiện và điều trị sớm. Cần ngăn chặn triệt để những phiền toái mà nó đem lại. Hãy đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.