Không riêng gì các bệnh ung thư khác, ung thư tai mũi họng cũng cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, tầm soát ung thư tai mũi họng ngay khi có những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết và nên làm càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: 4 phương pháp tầm soát ung thư tai mũi họng phải biết
1. Mức độ nguy hiểm tiềm ẩn của ung thư tai mũi họng
Nhiều người thường có cái nhìn coi nhẹ đối với các vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng, thậm chí không có thói quen chăm sóc, vệ sinh thường xuyên. Bệnh lý về tai mũi họng thường hiếm gặp ở các nước châu Âu, nhưng lại rất phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong đó, hơn 80% trường hợp đều phát hiện ở giai đoạn muộn.
1.1. Ung thư tai
Có thể khởi phát từ bên trong hay bên ngoài tai. Nếu bắt đầu từ phần da bên ngoài tai, nó có thể lan ra các vùng khác như ống tai và màng nhĩ. Cũng có thể xuất phát từ bên trong tai và ảnh hưởng đến phần xương thái dương.
1.2. Ung thư mũi
Tuy ít phổ biến nhưng cũng không thể chủ quan về mức độ nguy hiểm của ung thư mũi gây ra cho sức khỏe. Người bệnh mắc phải do các tế bào ác tính hình thành, phát triển thành các khối u nằm trong khoang mũi/xoang mũi. Có 2 loại ung thư là: ung thư khoang mũi và ung thư các xoang bên cạnh mũi.
1.3. Ung thư vòm họng
Thường gặp nhất trong 10 loại ung thư tại Việt Nam và trực tiếp đe dọa tới sức khỏe, thể chất, tinh thần của người bệnh ngày càng nghiêm trọng. Ung thư vòm họng xuất hiện do sự phát sinh của các tế bào vùng vòm họng – phần cao nhất của hầu họng và ngay phía sau mũi, hay đi kèm cùng các triệu chứng mơ hồ, rất khó phát hiện và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Do đó chỉ khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn mới được phát hiện và điều trị nên tỷ lệ tử vong khá cao.
Ung thư vòm họng hầu hết đều phát hiện ở giai đoạn muộn và có tỷ lệ tử vong cao
2. Đối tượng nào nên thực hiện tầm soát ung thư sớm
Thống kê cho thấy, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tai mũi họng nhiều hơn nữ giới. Vì vậy nam giới cần đi tầm soát ung sớm khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, thậm chí ngay cả khi không có triệu chứng cũng nên kiểm tra sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh đó, nếu thấy một số triệu chứng ban đầu – thường khá chung chung, có thể giống với bệnh lý thông thường thì cũng cần thực hiện tầm soát ung thư:
- Luôn thấy ù tai, khả năng nghe kém đi
- Khó thở, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên – giống với bệnh cảm cúm
- Chảy máu mũi, tần suất và lượng máu chảy ra ngày càng nhiều và liên tục
- Khàn tiếng kéo dài, nói không rõ tiếng
- Ho, có đờm dính máu khi khạc ra
- Gặp khó khăn khi nuốt, thậm chí còn thấy đau cả ở tai
- Sờ thấy hạch ở vùng cổ.
- Đau đầu âm ỉ, không dứt dù có uống thuốc
3. Nhận biết bệnh lý ung thư tai mũi họng với 4 phương pháp quan trọng
Khi đi tầm soát ung thư, để bác sĩ đưa tới kết luận có mắc ung thư tai mũi họng hay không thì đều nhờ 4 phương pháp dưới đây:
3.1 Khám lâm sàng – Bước đầu của tầm soát ung thư tai mũi họng
Khám lâm sàng vùng tai mũi họng là bước thực hiện đầu tiên khi bắt đầu quá trình kiểm tra, tầm soát ung thư. Bạn sẽ được gặp các bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hay chuyên khoa Ung bướu để khám bên ngoài, dựa vào những thông tin triệu chứng được cung cấp để khoanh vùng khu vực tổn thương, nghi ngờ sẽ mắc ung thư.
Dựa vào những triệu chứng bên ngoài bác sĩ sẽ kiểm tra cơ bản về những vùng nghi ngờ tổn thương
Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phù hợp
3.2 Xét nghiệm máu phát hiện virus
Xét nghiệm SCC giúp phát hiện dấu ấn ung thư biểu mô – tế bào vảy (một loại ung thư xuất hiện ở nhiều cơ quan, trong đó có vùng miệng). Bước xét nghiệm SCC là xét nghiệm định lượng SCC trong huyết thanh/huyết tương của người, nếu kết quả nồng độ thuộc mức 3ng/ml sẽ đánh giá sức khỏe bình thường, còn nồng độ SCC tăng cao sẽ cho thấy cơ thể ngầm mắc các bệnh liên quan đến các tế bào vảy. Thông thường những người bị nghi mắc ung thư vòm họng sẽ được chỉ định thực hiện loại xét nghiệm này.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện ra virus EBV, virus HPV,..- những loại virus đều có liên quan đến ung thư vòm hầu, thanh quản,…
3.3 Siêu âm hạch vùng cổ – Phương pháp dễ dàng nhất trong tầm soát ung thư tai mũi họng
Nếu sờ thấy vùng cổ có biểu hiện nổi hạch bất thường, thì siêu âm ở vùng cổ là phương pháp dễ dàng và chẩn đoán chính xác nhất đó là loại hạch gì, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng,… Với công nghệ tiên tiến, hiện đại, hình ảnh siêu âm được hiện lên rõ nét, giúp bác sĩ có những hướng tư vấn phù hợp và cách khắc phục kịp thời, triệt để
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?
Siêu âm hạch ở vùng cổ khá dễ dàng, nhanh chóng
3.4 Nội soi tai mũi họng
Là phương pháp sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào các ngóc ngách thuộc vùng tai-mũi-họng giúp bác sĩ dễ dàng quan sát rõ hơn bên trong và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan tới 3 cơ quan này. Hiện nay, ống nội soi mềm dễ uốn cong với đường kính 3mm được sử dụng phổ biến hơn cả bởi tính năng ưu việt không đau, không khó chịu và đảm bảo an toàn cả với trẻ em. Do đó xóa bỏ được áp lực của người đến khám vô cùng hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị
Nội soi tai mũi họng bằng ống mềm không đau, không khó chịu và đảm bảo an toàn cho người bệnh
Bằng cách sử dụng ánh sáng dải tần hẹp NBI, hình ảnh kiểm tra tại vùng tổn thương cho ra sắc nét vượt trội, giúp nhận biết sớm dấu hiệu mắc ung thư tai mũi họng. Hơn nữa, nội soi bằng ống mềm còn phân tách được đâu là vùng bị ung thư, đâu là vùng còn lành tính, giúp bác sĩ đánh giá mức độ xâm lấn của khối u và lấy sinh thiết qua nội soi một cách chính xác.
Tầm soát ung thư tai mũi họng không bao giờ là thừa khi bạn ý thức được sức khỏe và chủ động bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh ác tính đang “âm thầm” đe dọa tới tính mạng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ trong y học, bạn hoàn toàn có thể chặn đứng căn bệnh ung thư, không cho “vị khách nguy hiểm” này gõ cửa và xuất hiện bên trong cơ thể của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.