Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là tình trạng hàm răng cắn chặt và mài vào nhau một cách mất kiểm soát trong vô thức, đặc biệt là trong khi đang ngủ. Đây là tật có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, ở mọi độ tuổi, mọi giới tính mà không có giới hạn độ tuổi. Tưởng chừng chỉ là một tật đơn giản nhưng tật nghiến răng khi ngủ lại đem đến không ít tác hại và ảnh hưởng đến cả những người sống chung không gian. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tật này và nó có thể khắc phục bằng biện pháp nào?

Bạn đang đọc: Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng trong thời gian dài ảnh hưởng trực tiếp đến răng và xương hàm.

1. Tổng quan về tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ. Hành động nghiến răng sẽ khiến hệ thống nhai bị quá tải và có nguy cơ đe dọa đến chức năng ăn nhai lâu dài. Đây là chuỗi hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi tình trạng nghiến, siết, day đi day lại của răng, được tác động bởi sự giằng co, chuyển động của hàm dưới. Nghiến răng gây ra âm thanh ken két, gây khó chịu.

2. Tại sao lại bị nghiến răng?

Nguyên nhân gây nên tật nghiến răng chưa được làm rõ nhưng có thể điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tật nghiến răng như:
– Tình trạng stress, áp lực tinh thần, lối sống căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi cảm xúc, tinh thần bị căng thẳng, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng và sẽ kích hoạt hoạt động co kéo hàm, gây nghiến răng. Bằng chứng khoa học vẫn chưa được chứng minh nhưng thực tế những người mắc tật nghiến răng đều có đặc điểm từng bị căng thẳng, lo âu quá độ vào ban ngày và ban đêm bị nghiến răng như 1 sự đáp ứng.
– Tính cách: những người có tính cách nóng nảy, mạnh mẽ, dễ kích động rất dễ mắc tật nghiến răng
– Người trẻ tuổi có nguy cơ nghiến răng cao hơn người cao tuổi
– Rối loạn khớp cắn là nguyên nhân chủ yếu
– Tư thế ngủ chèn ép hàm
– Di truyền: có tới gần 50% người mắc nghiến răng do có yếu tố di truyền từ thành viên trong gia đình
– Những người ngủ ngáy có xu hướng mắc nghiến răng
– Các loại thuốc, chất kích thích và thuốc gây nghiện có thể gây nghiến răng
– Yếu tố toàn thân: bệnh nhân mắc dị ứng do nhiễm ký sinh trùng đường ruột, tiêu hóa dễ mắc nghiến răng. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng cũng gia tăng khả năng mắc. Ngoài ra, có các rối loạn hệ thần kinh trung ương cũng liên quan đến nghiến răng như: bại não, down, động kinh,…
– Do bệnh nghề nghiệp: nhiều người mắc nghiến răng do thói quen nghiến răng, cắn chặt răng khi làm việc

Tìm hiểu thêm: Răng cửa sâu: Nguyên nhân, triệu chứng, giải pháp

Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Chứng rối loạn lo âu là một trong những nguyên nhân gây nên tật nghiến răng.

3. Những tác hại mà tật nghiến răng khi ngủ sẽ mang lại

Tật nghiến răng có thể gây chấn thương khớp cắn bởi hoạt động siết, nghiến của người mắc tật nghiến răng đem lại lực cực kì lớn. Từ đó, chức năng của các cơ bị ảnh hưởng, tác động rộng lên khớp thái dương hàm, gây đau đầu, nhức mỏi. Người mắc nghiến răng cũng có thể bị căng đầu, đau mặt, đau hàm.

Nghiến răng còn đem đến các tác hại cho răng, hàm như: tổn thương răng, tổn thương xương hàm, răng nhạy cảm hơn, men răng bị ảnh hưởng qua quá trình nghiến, siết và đe dọa hỏng răng. Bên cạnh đó, nghiến răng còn gây ảnh hưởng đến quá trình phục hình, chỉnh nha.

Chính vì những tác động tiêu cực đó mà cần phải tiến hành điều trị, khắc phục nghiến răng càng sớm càng tốt. Bởi tật nghiến răng không chỉ ảnh hưởng đến người mắc mà còn gây khó chịu, ảnh hưởng đến người khác.

4. Khắc phục nghiến răng

Do chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên nghiến răng nên việc điều trị tật này đòi hỏi cẩn trọng và cảnh giác cao độ nếu không muốn ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm bệnh nhân.

Nghiến răng có thể được điều trị như sau:
– Điều trị giảm stress, giảm áp lực tinh thần, kiểm soát căng thẳng lo âu. Đây là dấu hiệu tồn tại trên đa phần bệnh nhân mắc nghiến răng. Hầu hết đều có chung cảm giác căng thẳng, lo âu. Điều này có thể khắc phục bằng việc: hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, điều trị rối loạn giấc ngủ, điều chỉnh giờ giấc ngủ nghỉ, tránh xa các chất kích thích và hạn chế sử dụng thuốc. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bằng âm nhạc, thiền, tắm nước ấm,…
– Thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm: cách điều trị này cần có sự can thiệp của các bác sĩ và nha sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Tuyệt đối không tự điều trị hay điều trị tại các cơ sở không uy tín.

Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

>>>>>Xem thêm: Cách xử lý tình trạng hàn răng bị vỡ

Cần đến gặp bác sĩ để điều trị tật nghiến răng kịp thời.

– Sử dụng thuốc điều trị: cần chú ý, không có thuốc điều trị nghiến răng, các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc giúp giảm căng thẳng cho người bệnh như thuốc giảm đau, giãn cơ,… Nếu tình trạng rối loạn lo âu của bệnh nhân quá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, lo lắng trong thời gian ngắn.
– Tiêm botox khi người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị khác
– Sử dụng máng chống nghiến răng khắc phục tật nghiến răng khi ngủ. Các máng nha khoa còn có tác dụng điều chỉnh vận động hàm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi vật liệu của các loại máng này thân thiện và an toàn với nướu, răng và được sử dụng loại phù hợp với hàm của từng người. Việc điều chỉnh vận động hàm là cần thiết để tránh các tác động tiêu cực lên cơ nhai, xương hàm cũng như răng.

Nhìn chung, tật nghiến răng không đem lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân hay tính mạng. Nhưng nếu thờ ơ với tật này và để nó diễn ra trong thời gian dài thì nó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là sự vững chắc của răng sẽ bị đe dọa. Việc điều trị nghiến răng đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác của bệnh nhân với bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhưng trước đó, bệnh nhân cần được thăm khám và theo dõi điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Hãy tin tưởng lựa chọn Thu Cúc TCI vì tại đây có đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực. Chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề răng miệng triệt để và an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *