[Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam

Bệnh trĩ có mối liên hệ trực tiếp đến đường tiêu hóa. Vì vậy, không ít câu hỏi được đặt ra xoay quanh bệnh trĩ nên ăn và nên kiêng gì. Trong bài viết hôm nay, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam hay không?

Bạn đang đọc: [Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam

1. Bệnh trĩ: Những điều cần biết

1.1. Định nghĩa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh không hề xa lạ bởi tính phổ biến của nó trong cộng đồng. Tỷ lệ dân số đang đối mặt với nguy cơ bệnh trĩ lên tới 55%. Vậy bệnh trĩ được hiểu như thế nào?

Bệnh trĩ là một loại bệnh hậu môn, hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành nên các búi trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, dựa theo vị trí phân bố của các búi trĩ. Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tổng hợp đặc điểm tính chất của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Cùng với các loại bệnh trĩ, các nhà khoa học phân chia bệnh thành 4 cấp độ. Cấp độ 1,2, có thể điều trị nội khoa. Cấp độ 3,4 nặng hơn cần điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, thủ thuật,…

[Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam

Hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại

1.2. Nguyên nhân đằng sau những cơn đau trĩ

Cũng như cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố được xem như là nguyên nhân tăng khả năng mắc bệnh trĩ như sau:

– Táo bón mạn tính: Đây là nguyên nhân được gọi tên đầu tiên gây ra bệnh trĩ. Khi nạp vào quá ít rau xanh, hoa quả, việc đi đại tiện trở nên rất khó khăn do cơ thể quá ít chất xơ. Ngoài ra, thói quen uống không đủ nước, ăn đồ cay nóng cũng dẫn đến táo bón, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

– Tăng áp lực trong ổ bụng. Thường xảy ra ở những người ho nhiều, kéo dài, lao động nặng, những công việc đòi hỏi đứng lâu, ngồi nhiều… Những yếu tố này làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên và đồng thời ngăn cản sự hồi lưu tĩnh mạch vùng hậu môn làm bệnh trĩ sẽ dần xuất hiện.

– Phụ nữ mang thai và quá trình sinh nở. Thai nhi khi lớn dần lên sẽ tạo ra các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Trong quá trình sinh đẻ, rặn không đúng cách khi sinh có thể gây ra bệnh trĩ.

– Ngoài ra, một số yếu tố khác như quan hệ tình dục bằng cách xâm nhập hậu môn, sử dụng chất kích thích, chất có cồn,… cũng là những nguyên nhân bệnh trĩ.

Đa số người bị bệnh trĩ là ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Nữ giới có nguy cơ bị bệnh trĩ nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 60%.

1.3. Biểu hiện điển hình bệnh trĩ

Đa số người bị trĩ thường có những biểu hiện sau:

– Xuất hiện các cảm giác bị ngứa ngáy ở hậu môn.

– Không có triệu chứng đau bụng như các bệnh tiêu hóa khác nhưng lại đi cầu ra máu. Máu có thể nhiều thêm theo từng cấp độ bệnh, đặc biệt là với trĩ nội.

– Hậu môn luôn bị ẩm ướt, tiết ra nhiều dịch nhầy. Cảm giác đau, vướng víu. Đặc biệt là sau khi táo bón buộc bệnh nhân phải rặn mạnh mới có thể đẩy chất thải ra ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân trĩ còn cảm thấy sưng ống hậu môn, khó đại tiện.

– Búi trĩ sa ra ngoài, cọ vào trang phục khi ngồi, đôi khi còn có thể sờ được vào búi trĩ

Đối với trĩ nội, giai đoạn đầu khó nhận biết nếu không được khám. Lý do là bởi các dấu hiệu bệnh lúc này không rõ ràng. Điều này khiến việc điều trị trĩ nội thường gặp nhiều khó khăn hơn vì bệnh nhân nhận biết muộn.

Trĩ ngoại gây đau và nguy hiểm hơn do dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Tuy vậy, bệnh lại dễ nhận biết hơn. Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh vẫn có thể thấy các nốt màu đỏ, kích thước khá nhỏ ở xung quanh lỗ hậu môn. Theo thời gian chúng to ra, phát triển thành các búi, gây vướng víu và đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

2. Giải đáp: nha đam có nên sử dụng cho người bệnh trĩ?

2.1. Bệnh trĩ có nên ăn nha đam hay không?

Nha đam (còn được gọi là lô hội) luôn được coi là một loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Chúng là loại cây mọng nước, thân cây có rất nhiều chất nhầy giống như gel. Đó cũng là lí do nha đam được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là y tế. Nha đam có thể hỗ trợ chữa lành vết thương, làm dịu vết bỏng và tình trạng kích ứng da.

Ngoài ra, nha đam còn có thể ăn được do mát, lành tính và thơm ngon, có mùi vị đặc trưng. Nha đam – hay lô hội rất dễ tìm và có giá thành khá rẻ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

[Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam

Nha đam là loại thảo dược có rất nhiều công dụng

Quay trở lại câu hỏi bệnh trĩ có ăn được nha đam không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trong gel của nha đam có chứa anthraquinone. Chất này có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp nhuận tràng. Nha đam điều trị chứng táo bón, từ đó có thể làm giảm nguy cơ bị trĩ. Vì vậy, nha đam luôn được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, ngăn tình trạng táo bón gây đau đớn, tổn thương lên các búi trĩ

2.2. Bệnh trĩ có nên ăn nha đam: Ăn thế nào để đạt hiệu quả cao?

Có thể lấy lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài. Phần gel bên trong được mang đi rửa sạch cho bớt nhớt. Sau đó đem cắt nhỏ phần gel nha đam đã chuẩn bị. Bạn có thể nấu nha đam lên cùng với đường phèn để uống trực tiếp. Một đến hai ly mỗi ngày có thể hỗ trợ bệnh nhân cải thiện tiêu hóa, nhuận tràng.Nguy cơ táo bón giảm đi, cùng với đó là giảm tình trạng đau rát hay chảy máu hậu môn.

Ngoài ra, nha đam tươi có thể dùng kèm với sữa chua để tăng hiệu quả, đồng thời thơ ngon và dễ ăn hơn.

[Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 2 có cần phải phẫu thuật không?

Sữa chua nha đam là món ăn bổ dưỡng cho người bệnh trĩ

2.3. Một số lưu ý về sử dụng nha đam cho người bệnh trĩ

Một số bài thuốc ngoài dùng như một thực phẩm còn coi loại lá này như một loại thuốc bôi lên hậu môn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý dùng bất kỳ thảo dược nào bôi lên bề mặt trĩ. Cần đặc biệt lưu ý rằng phải đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, một vài loại gel nha đam chỉ có thể làm dịu triệu chứng tức thời, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh hay là các chỉ định y khoa của bác sĩ. Bệnh trĩ cần được khám và chỉ định những loại thuốc chuyên dụng mới có thể khỏi được.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nha đam, hoặc có các phản ứng bất thường sau khi sử dụng nha đam, cần dừng sử dụng ngay và đi đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ.

Trên đây là lời giải đáp:”Bệnh trĩ có nên ăn nha đam“. Hi vọng bài viết cũng cung cấp tới quý độc giả những thông tin bổ ích về căn bệnh thầm kín – cơn ác mộng mang tên bệnh trĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *