Vấn đề thắc mắc về bệnh đau 2 khớp cổ tay của anh Nguyễn MInh Đức (Hà Nội) được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau 2 khớp cổ tay điều trị như thế nào hiệu quả
1.Câu hỏi bệnh đau 2 khớp cổ tay
Chào bác sĩ. Bố tôi năm nay 62 tuổi, hơn tháng nay ông kêu đau khớp cổ tay, đặc biệt là đau phía mặt ngoài cổ tay, đau hơn khi cử động ngón tay cái hay là nắm bàn tay lại. Bác sĩ cho tôi hỏi, triệu chứng như vậy bố tôi bị bệnh gì? Đau 2 khớp cổ tay như vậy điều trị như thế nào? Xin cảm ơn!
Nguyễn Đức Minh, Hà Nội
2. Bác sĩ giải đáp về bệnh đau 2 khớp cổ tay
Bạn Minh Đức thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến hòm thư của Bệnh viện Thu Cúc. Với câu hỏi đau 2 khớp cổ tay là bệnh gì và điều trị như thế nào, chúng tôi xin trả lời cụ thể theo các mục dưới đây:
2.1. Đau 2 khớp cổ tay là bệnh gì?
Phần cổ tay bao gồm một tổ hợp nhóm khớp nhỏ đan xen nhau. Các nhóm khớp này có nhiệm vụ giữ cho cánh tay và bàn tay ổn định. Ngoài ra, khớp cổ tay còn đóng vai trò hỗ trợ xương bàn tay, cẳng tay hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn.
Khớp cổ tay thường xuyên được sử dụng trong công việc hằng ngày. Vì vậy, bộ phận này rất dễ bị tổn thương, nhất là khi người bệnh hoạt động, lao động sử dụng tay quá nhiều.
Triệu chứng ban đầu của tình trạng đau khớp cổ tay là sưng tấy đỏ ở vùng cổ tay và đau nhức khó chịu. Trong những trường hợp đau khớp cổ tay do bị va đập mạnh, hoạt động tay chân nhiều, tai nạn giao thông… thì cơn đau sẽ giảm dần sau khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sơ cứu, chữa khỏi vết thương.
Đau 2 khớp cổ tay có thẻ đi kèm triệu chứng sưng và nóng
Mặt khác, một số trường hợp khó xử lý hơn là khi người bệnh không tìm được nguyên nhân gây đau nhức cổ tay. Điều này làm cho tình trạng đau không thể thuyên giảm, gây khó khăn cho hoạt động hằng ngày của người bệnh.
2.2. Nguyên nhân gây đau
2.2.1. Do chấn thương vật lý
Khi cổ tay bị va đập mạnh một cách đột ngột, sẽ gây ra tình trạng đau khớp cổ tay. Trường hợp phổ biến nhất là khi bị ngã, phản xạ tự nhiên là giơ tay ra chống đỡ, ngăn cơ thể bị đập xuống mặt đất.
Tùy thuộc vào mức độ va đập nặng hay nhẹ, cổ tay có thể gặp các tổn thương như bong gân, trật khớp, thậm chí rạn nứt hoặc gãy xương.
2.2.2. Chấn thương khi chơi thể thao
Vận động viên thể thao hoặc những người hay chơi thể thao có thể gặp các chấn thương ở cổ tay. Những tổn thương này khiến bệnh nhân bị viêm khớp, đau nhức vùng cổ tay và vùng xương xung quanh.
2.2.3. Lạm dụng cổ tay
Một số công việc đòi hỏi cổ tay phải vận động nhiều như lái xe đường dài, nghệ sĩ đánh đàn, vận động viên quần vợt, thợ may công nghiệp… dễ gây ra tình trạng đau nhức cổ tay.
Tìm hiểu thêm: Giờ làm việc
Những người làm công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay thường xuyên sẽ dễ bị đau khớp cổ tay
2.2.4. Bệnh viêm thấp khớp
Nếu viêm thấp khớp ở dạng nhẹ, người bệnh sẽ bị đau nhức vùng cổ tay, cổ chân và đầu gối. Khi bị viêm thấp khớp, người bệnh sẽ bị đau ở cả hai bên tay. Do vậy, quá trình sinh hoạt và làm việc hằng ngày gặp nhiều khó khăn.
2.2.5. Dấu hiệu thoái hóa khớp
Thoái hóa xương khớp thường gặp ở người cao tuổi do chức năng xương yếu đi, không còn linh hoạt như trước. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng có các vấn đề với khớp cổ tay trước đó.
2.2.6 Nguyên nhân khác
Một số bệnh lý gây đau nhức cổ tay là:
– Hội chứng ống cổ tay
– Bệnh Kienbock
– Bị nổi hạch/sưng hạch
– Người béo phì hoặc đang mang thai
– Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường
– Người mắc bệnh Gout.
3. Giải đáp vấn đề của bệnh nhân
Với những triệu chứng bạn mô tả trong thư thì rất có khả năng bố bạn bị đau cổ tay trong bệnh Dequervain. Theo thống kê thì bệnh này nữ giới mắc nhiều hơn nam giới. Bệnh xảy ra do tình trạng kích thích hay sưng gân bên phía ngón cái bàn tay, gây viêm dày bao màng gân làm hẹp đường đi của gân, khi các gân trượt trong màng bao gân ở cổ tay.
Nếu đau 2 khớp cổ tay trong bệnh Dequervain thì cách điều trị thông thường là: uống thuốc, nẹp bột bất động ngón cái và cổ tay, tiêm corticoid tại chỗ, phẫu thuật. Trường hợp cả hai biện pháp uống thuốc và tiêm thuốc corticoid không khỏi thì nên phẫu thuật điều trị.
Tuy nhiên triệu chứng như trên cũng có thể là dấu hiệu về một số bệnh xương khớp khác như thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp cổ tay… Vì thế để được chẩn đoán một cách chính xác thì bạn nên đưa bố đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám, điều trị. Khám sớm nhằm phòng tránh các biến chứng không mong muốn, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
>>>>>Xem thêm: Các vị trí thường bị giãn dây chằng mà bạn có thể gặp phải
Kiểm tra sức khỏe xương khớp thường xuyên để phát hiện và điều trị các bệnh kịp thời
Chuyên khoa cơ xương khớp – bệnh viện Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy về thăm khám, điều trị các bệnh lý xương khớp nói chung được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao. Bạn có thể đưa bố đến đây khám chữa bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.