Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khi mới bắt đầu hình thành và phát triển, điều này khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải tiến hành tầm soát ung thư trực tràng ngay nếu thuộc những nhóm đối tượng dưới đây. 

Bạn đang đọc: Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

1. Nhận diện các nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư trực tràng

Ung thư nói chung hay ung thư trực tràng nói riêng đều có thể xảy ra với bất kỳ ai và không có giới hạn độ tuổi. Do đó, chúng ta nên thực hiện tầm soát ung thư cho mọi đối tượng. Trong đó, có những người cần thực hiện tầm soát ung thư trực tràng sớm và thường xuyên hơn cả

1.1. Nhóm đối tượng có nguy cơ trung bình

  • Người trên 40: Nhiều chuyên gia nhận định rằng ung thư đang ngày càng “trẻ hóa”. Thay vì những đối tượng lớn tuổi hơn, người ở độ tuổi 40 cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Người ở tuổi 40 nên tầm soát ung thư mỗi năm 1 lần.
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư nhưng không thuộc huyết thống bậc 1 (cha mẹ, anh chị em ruột): Ung thư là căn bệnh có tính di truyền, tuy nhiên tỷ lệ ung thư di truyền tương đối nhỏ (khoảng 5 – 20%) và thường xảy ra đối với quan hệ huyết thống trực hệ như cha mẹ – con cái. Người thuộc nhóm đối tượng này nên định kỳ tầm soát ung thư với phương pháp chụp cắt lớp CT hoặc nội soi trực tràng.

    Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

    Ung thư trực tràng có khả năng di truyền

1.2. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao

  • Người có tiền sử ung thư đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng: Những căn bệnh này có nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng nếu không kiểm soát tốt.
  • Có tiền sử điều trị ung thư với phương pháp trị xạ: Tuy là một phương pháp điều trị ung thư, tuy nhiên phương pháp này lại sử dụng năng lượng bức xạ nên có thể gây ung thư thứ phát. Vì thế, sau khi điều trị ung thư, các bệnh nhân cần duy trì việc kiểm tra và tầm soát nguy cơ ung thư tái phát hoặc thứ phát.
  • Người có người thân là cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi. Nguy cơ di truyền ung thư do quan hệ huyết thống trực hệ thường khá cao nên bạn cần phải chủ động tiến hành tầm soát ung thư từ sớm. 
  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đa polyp đại tràng: 90% người bị ung thư đại trực tràng tiến triển từ polyp. Do mối liên quan này nên nguy cơ của người có tiền sử gia đình mắc đa polyp cũng được đánh giá ngang với người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư.

2. Các phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư trực tràng

Với sự phát triển vượt bậc của y học, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để tiến hành tầm soát ung thư. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng được ứng dụng phổ biến bởi tính phức tạp trong kỹ thuật triển khai và chi phí thực hiện. Vì thế, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu những phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng nhiều trong thực tế.

2.1. Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư trực tràng

Xét nghiệm máu giúp chúng ta tìm ra dấu ấn ung thư (hay còn gọi là chất chỉ điểm ung thư), là các protein do tế bào ung thư hoặc các hormone sinh ra. Tương ứng với mỗi loại ung thư, sẽ có các chất chỉ điểm ung thư đặc trưng riêng, với ung thư đại trực tràng thường là CEA, CA 19-9, CA 72-4…

Nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng kết quả của xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư không hoàn toàn chính xác. Vì khi bạn mắc các bệnh lý mạn tính thì nồng độ của các chất chỉ điểm cũng có thể tăng cao, gây ra hiện tượng dương tính giả. Mặc khác, một số loại ung thư lại không xuất tiết dấu ấn ung thư hoặc tiết ra rất ít vào máu. Do đó, các bác sĩ thường sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp khác để bổ sung, củng cố cho kết quả từ xét nghiệm máu.

Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

Xét nghiệm máu không đảm bảo kết quả tầm soát ung thư chính xác 100%

2.2. Phương pháp nội soi để tầm soát ung thư trực tràng

Nội soi là danh mục khám chẩn đoán hình ảnh, với phương pháp này bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh bên trong trực tràng từ đó có thể đưa ra các kết luận chẩn xác hơn về bệnh lý của bạn. Hiện nay, các bệnh viện lớn thường sử dụng phương pháp nội soi ống mềm NBI trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa nói chung.

Ưu điểm của phương pháp nội soi NBI là cho ra hình ảnh có độ phân giải cao nên dễ dàng  quan sát được những thay đổi nhỏ như màu sắc, hình thái của tổn thương tiền ung thư và ung thư. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được đánh giá cao về mức độ an toàn và cảm giác thoải mái mang lại cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách trị hôi miệng sâu răng hiệu quả

Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

Nội soi NBI là phương pháp giúp tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiệu quả

2.3. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT)

Tuy mang nhiều ưu điểm nhưng nội soi NBI vẫn là một phương pháp sàng lọc có xâm lấn và có yêu cầu riêng đối với người bệnh trước khi tham gia khám là phải làm sạch đường tiêu hóa. Nhưng trên thực tế, cũng có không ít trường hợp người bệnh không đủ khỏe hoặc không đáp ứng được tiêu chí này. Khi đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp CT để tầm soát ung thư trực tràng.

Máy quét CT sẽ sử dụng chùm tia X để tái tạo hình ảnh chi tiết của đại trực tràng, giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương nếu có. Với nguyên lý tái tạo hình ảnh này mà việc chụp CT còn được gọi là nội soi ảo. Để thực hiện phương pháp này, bạn cũng cần phải đảm bảo một số yêu cầu từ bác sĩ.

3. Một số lưu ý khi tham gia tầm soát ung thư

Khám tầm soát ung thư thường bao gồm nhiều danh mục, bạn nên gọi điện đặt lịch hẹn trước để có thể thăm khám vào thời gian thuận tiện nhất. Về cơ bản, khi tầm soát ung thư, bạn cũng cần chú ý một số lưu ý như khi khám sức khỏe:

  • Nhịn bữa sáng để đảm bảo ruột và đại tràng sạch sẽ.
  • Nếu phải thực hiện nội soi, bạn sẽ được chỉ định dùng uống thuốc xổ chuyên biệt và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Phụ nữ nên thực hiện nội soi sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, đối với một số tầm soát chuyên sâu, bác sĩ có thể đưa ra thêm những lưu ý riêng với bạn. Hãy ghi chú lại các lưu ý này để đảm bảo kết quả phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của bạn.

Cảnh báo các đối tượng cần sớm tầm soát ung thư trực tràng

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo biến chứng từ viêm chân răng hàm dưới

Người tham gia tầm soát ung thư cần thực hiện các yêu cầu y tế từ bác sĩ

Tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam khá cao và ngày càng có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi căn bệnh này nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Vì thế, đừng quên quan tâm chăm sóc sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ các bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *