Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền hiện đang là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đốt sóng cao tần được xem là cuộc cách mạng trong điều trị u tuyến giáp lành tính: không mổ, không biến chứng, không để lại sẹo, không phải nằm viện và hiệu quả điều trị cao.
Bạn đang đọc: Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền?
1. Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền?
1.1. Nguyên lý hoạt động của phương pháp đốt sóng cao tần
Kỹ thuật đốt sóng cao tần lành tuyến giáp là phương pháp điều trị hiện đại đã được thực hiện ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện đang được áp dụng ở Việt Nam.
Đốt sóng cao tần (RFA) điều trị u lành tuyến giáp là phương pháp tiêu diệt khối u bằng nhiệt thông qua sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60-100°C. Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt này sẽ làm khô mô xung quanh gây mất nước trong tế bào. Tế bào khối u bị hoại tử và biến mất.
Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người bệnh.
1.2. Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền?
Về vấn đề “đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền”, các bác sĩ cho biết: Chi phí đốt sóng cao tần u tuyến giáp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bệnh viện thực hiện, khả năng đáp ứng điều trị và các chi phí xét nghiệm xét nghiệm đi kèm.
Người bệnh có thể lựa chọn các bệnh viện đúng tuyến bảo hiểm y tế để được hỗ trợ, tiết kiệm chi phí hơn. Những trường hợp tài chính tốt, có thể lựa chọn tham gia điều trị tự nguyện (đóng phí 100%) tại các bệnh viện đầu ngành hoặc các bệnh viện quốc tế có bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và được nhận chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng chỉ cần đốt một lần là có thể thu nhỏ được kích thước khối u. Có những trường hợp u kích thước lớn sẽ phải thực hiện từ 2-3 lần hoặc nhiều hơn nữa thì mới đạt được hiệu quả.
Vì vậy, không thể định lượng hoặc đưa ra con số chính xác về chi phí đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là bao nhiêu tiền. Tốt nhất người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.
2. Chỉ định và chống chỉ định đốt u tuyến giáp.
2.1. Chỉ định:
Điều trị u tuyến giáp lành tính có gây các triệu chứng lâm sàng bao gồm:
– Khối u có kích thước từ 15mm trở lên.
– Các khối u có triệu chứng như gây đau vùng cổ, nuốt nghẹn, khó nói, khó thở…
– Khối u lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Khối u chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh như thực quản, khí quản, phế quản hoặc thanh quản.
– Nhân độc tuyến giáp gây triệu chứng cường giáp như tim đập nhanh, tăng tiết mồ hôi, giảm cân không rõ nguyên nhân, dễ cáu giận hoặc lo lắng…
– Khối u hỗn hợp (gồm phần dịch – phần đặc) tái phát sau điều trị bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối.
2.2. Chống chỉ định:
Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần chống chỉ định trong các trường hợp:
– Người bệnh được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp.
– Người bệnh các mắc bệnh tim mạch nặng.
– Người bệnh bị liệt dây thanh âm đối bên
– Chú ý cẩn thận với phụ nữ đang có hoặc nghi ngờ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Bướu tuyến giáp: Dấu hiệu và cách chẩn đoán
Đốt sóng cao tần không thực hiện cho người bệnh bị ung thư tuyến giáp
3. Quy trình thực hiện đốt sóng cao tần u tuyến giáp
Nắm được quy trình, các bước điều trị đốt u tuyến giáp sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn khi đi thăm khám. Dưới đây là quy trình chuẩn thường được các bệnh viện lớn áp dụng:
3.1. Chuẩn bị
– Người bệnh hoàn tất các thủ tục thăm khám, kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, chỉ định can thiệp và cam kết làm can thiệp…
– Người bệnh được giải thích các nguy cơ và lợi ích của phương pháp đốt sóng cao tần.
– Người bệnh được khám gây mê trước can thiệp (nếu cần).
3.2. Thực hiện
– Người bệnh nằm ngửa, cổ hơi ngửa ra sau.
– Siêu âm xác định vị trí giáp nhân, chẩn đoán bước đầu đặc tính của bướu, ước lượng kích thước các nhân và thể tích bướu giáp.
– Sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ FNA để khẳng định khối u tuyến giáp là lành tính. Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp.
– Sát khuẩn vùng cổ bằng dung dịch cồn y tế.
– Nhẹ nhàng gây tê khoang quanh tuyến giáp.
– Đốt khối u tuyến giáp bằng sóng cao tần dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
Thời gian thực hiện đốt u tuyến giáp từ 10-30 phút. Sau đó, bệnh được nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh để xem có biểu hiện bất thường xảy ra hay không. Sau khoảng 30-60 phút, người bệnh ra viện và có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường.
Khối u tuyến giáp sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu sau 9-12 tháng, kích thước của u vẫn chưa giảm đáng kể, người có thể tiến hành điều trị lần 2.
Định kỳ sau 1 – 3 – 6 tháng, người bệnh thực hiện tái khám để kết quả đánh giá chính xác và khách quan nhất. Sau đó cần khám định kỳ 1 năm/lần trong 5 năm để khẳng định khối u đã hoàn toàn biến mất.
4. Ưu nhược điểm của phương pháp
4.1. Ưu điểm:
Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần mang lại những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phẫu thuật tuyền thống. Đó là:
– Không gây suy giáp do bảo tồn tối đa được phần tuyến giáp lành tính, tránh nguy cơ phải bổ sung thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày.
– Không phẫu thuật nên không đau, không để lại sẹo ngang vùng cổ, đảm bảo được tính thẩm mỹ.
– Không gây mê mà chỉ cần gây tê tại khoang quanh tuyến giáp. Người bệnh hoàn toàn có thể giao tiếp với bác sĩ trong quá trình làm thủ thuật.
– Do độ xâm lấn tối thiểu nên hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như dây thần kinh thanh quản quặt ngược, tuyến cận giáp nên rất hiếm xảy ra trường hợp khàn tiếng, mất giọng hay bị hạ nồng độ canxi trong máu.
– Thời gian điều trị và phục hồi nhanh, người bệnh được ra viện luôn trong ngày và có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.
– Bảo tồn tối đa chức năng của tuyến giáp.
– Hiệu quả điều trị cao: Trên 95% người bệnh khỏi hoàn toàn chỉ sau một lần điều trị duy nhất, kích thước khối u giảm từ 30-50% sau 1 tháng, 50-70% sau 6 tháng và 70-95% sau 1 năm điều trị. Đồng thời, các triệu chứng khó chịu ở người bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn.
– Tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị rất thấp (khoảng 5%).
>>>>>Xem thêm: Khó thở, nuốt nghẹn: Dấu hiệu cảnh báo mắc đa nhân tuyến giáp
Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần không mổ giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp
4.2. Nhược điểm:
– Chi phí cho mỗi lần thực hiện khá cao, không phù hợp với nhiều người bệnh.
– Là kỹ thuật mới, tiên tiến nên chưa được áp dụng phổ biến.
– Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau vùng cổ, thay đổi giọng nói tạm thời, bỏng da nhẹ… Tuy nhiên, những tác dụng phụ này là rất hiếm gặp nên người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng. Nên lựa chọn điều trị tại các cơ sở uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc chu đáo để hạn chế tối đa các rủi ro.
Trên đây là những chia sẻ thông tin về vấn đề “đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần bao nhiêu tiền?“. Mặc dù chi phí điều trị còn khá lớn nhưng điều trị bướu giáp nhân bằng sóng cao tần là một lựa chọn an toàn, hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.