Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

Nhiều người đặt ra thắc mắc: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không, ảnh hưởng như thế nào, làm thế nào để cải thiện những tác động đó? Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm giải đáp cho những câu hỏi trên. 

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

1. Bệnh trĩ được hiểu như thế nào?

1.1. Tại sao lại bị trĩ?

Bệnh trĩ là loại bệnh xuất hiện do tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Lý giải về cơ chế trực tiếp của tình trạng này, cho đến nay vẫn chưa có giả thuyết nào hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân được cho là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như táo bón lâu ngày, chế độ ăn uống, thói quen vận động, tính chất công việc,…

Bệnh trĩ có hai phân loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Hai loại bệnh được phân chia dựa vào vị trí xuất hiện và phân bố của các búi trĩ. Đặc biệt, bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp các đặc điểm tính chất của hai loại bệnh trĩ nội và ngoại.

Các loại bệnh trĩ đều được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, độ 1 và 2 là mức độ nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc chỉ định. Đối với trĩ độ 3,4 búi trĩ sưng to và nhiều phiền toái xảy ra. Lúc này người bệnh sẽ cần các can thiệp ngoại khoa.

Đặc biệt lưu ý rằng bệnh trĩ là căn bệnh không tự khỏi được. Bệnh nhân muốn điều trị triệt để thì cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

1.2. Dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể có các biểu hiện khá dễ nhận biết như sau

– Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu ở hậu môn thường xuyên.

– Hậu môn kèm máu khi đi đại tiện. Mức độ bệnh tăng lên thì lượng máu cũng tăng lên, đôi khi máu ra theo từng tia.

– Hậu môn đau rát dữ dội, đặc biệt là khi bệnh nhân bị trĩ kèm táo bón. Lúc này, người bệnh phải rặn mạnh mới có thể đẩy chất thải ra ngoài

– Đối với trĩ nội, búi trĩ sưng to, lòi ra ngoài khi bệnh chuyển nặng. Đối với trĩ ngoại, người bệnh thậm chí cảm thấy được búi trĩ cọ vào trang phục, bàn ghế, ..

– Khó đại tiện do ống hậu môn bị sưng lên,…

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

Phiền toái mà bệnh trĩ đem lại

2. Bệnh trĩ ảnh hưởng ra sao đến việc quan hệ tình dục?

2.1. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

Như đã biết, bệnh trĩ là căn bệnh đường hậu môn. Các biểu hiện đi kèm đa số là những phiền toái và đau đớn ở hậu môn. Hậu môn nằm rất gần cơ quan sinh dục. Mặc dù quan hệ có thể diễn ra bình thường, người bệnh thường có tâm lý không thoải mái khi bị trĩ.

Chính vì vậy, bệnh trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc quan hệ đặc biệt là tâm lý.

2.2. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào?

Bệnh trĩ có thể tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến tình dục bằng nhiều cách khác nhau:

– Người bệnh giảm khoái cảm. Khi bị bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nặng, người mắc sẽ thấy đau đớn dữ dội. Những cơn đau có thể là suy giảm ham muốn tình dục, hạn chế cảm giác mỗi lúc quan hệ. Nhiều bệnh nhân khó đạt cực khoái khi lên đỉnh chỉ vì cơn đau trĩ luôn luôn thường trực. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến lãnh cảm, chất lượng đời sống tình dục không còn mặn mà.

– Người bệnh cảm thấy ngại ngần, ảnh hưởng đến tâm lý. Những người bị bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, thường xấu hổ về tình trạng của mình. Chính vì sợ đối tác nhìn thấy búi trĩ và tình trạng bệnh hiện tại, nhiều bệnh nhân chọn không quan hệ tình dục và tránh các hành động thân mật.

– Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh vùng kín, đặc biệt là với nữ giới. Hậu môn và âm đạo rất gần nhau. Khi quan hệ tình dục, người bệnh không kiểm soát được vi khuẩn từ hậu môn sang vùng kín. Điều này dẫn đến viêm nhiễm, đặc biệt là đối với người bệnh trĩ.

– Gây ảnh hưởng đến việc quan hệ đồng giới. Người đồng giới nam muốn quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ gặp nhiều cản trở do bị trĩ.

Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh trĩ và những thông tin cần biết

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục

2.3. Quan hệ tình dục có ảnh hưởng ngược lại đến bệnh trĩ không?

Câu trả lời là có. Việc quan hệ tình dục gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh trĩ. Quan hệ sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn nếu không lựa chọn tư thế phù hợp. Khi quan hệ, máu dồn về âm đạo nhiều hơn, gây sa niêm mạc trực tràng, ảnh hưởng đến các búi trĩ. Việc quan hệ cũng khiến tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng.

3. Làm sao để bị trĩ vẫn có thể quan hệ tình dục an toàn?

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết để bệnh trĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc yêu và sức khỏe vùng kín:

– Đảm bảo việc vệ sinh khu vực sinh dục, hậu môn sạch sẽ cả trước và sau khi quan hệ tình dục. Biện pháp này sẽ giúp bạn có thể hạn chế vi khuẩn, nhiễm trùng từ búi trĩ, từ dịch búi trĩ tiết ra. Việc ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sẽ giúp bệnh cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời không gây viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, điều này cũng hạn chế những chất dịch sau quan hệ dính lên búi trĩ, gây ảnh hưởng đến búi trĩ.

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?

Cần vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ

Việc vệ sinh sau khi quan hệ nói riêng và vệ sinh vùng kín nói chung cần đặc biệt lưu ý thêm. Không nên lau hậu môn trước rồi kéo ra vùng kín, đặc biệt là đối với nữ giới.

– Tần suất quan hệ tình dục cần hợp lý. Người bệnh trĩ chỉ nên sinh hoạt từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Áp dụng biện pháp này sẽ giảm các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn gây nên sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra, mỗi cuộc yêu cần vừa đủ trong khoảng thời gian phù hợp để tránh bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể tập trung thời gian vào màn dạo đầu hoặc quan hệ ít xâm nhập. Những biện pháp này đều có thể đảm bảo tác động lực nhẹ nhàng khi quan hệ.

– Không nên chọn tư thế quan hệ tình dục bằng hậu môn. Điều này sẽ hạn chế áp lực lên búi trĩ, trực tràng, tĩnh mạch ở hậu môn.

Như vậy những thông tin trên đây đã giải đáp câu hỏi Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ hay không? Bệnh trĩ là căn bệnh thầm kín đầy phiền toái. Người bệnh nên chủ động khám chữa để chấm dứt bệnh triệt để. Tránh để lâu bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục nói riêng và cuộc sống hàng ngày nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *