Hiện nay, tầm soát ung thư và điều trị sớm được coi là phương pháp tối ưu nhất để đối phó với ”án tử”. Trong đó, xét nghiệm máu là bước khám quan trọng giúp hỗ trợ sàng lọc và chẩn đoán kết quả bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chỉ cần tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu là đủ. Suy nghĩ ấy liệu có đúng?
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả hay không?
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư
1.1. Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư là gì?
Khi thực hiện quy trình tầm soát ung thư, bệnh nhân sẽ trải qua lần lượt các bước thăm khám từ tổng quát tới chi tiết như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và xét nghiệm… Thông thường, danh mục xét nghiệm sẽ bao gồm:
Xét nghiệm cơ bản nhằm đánh giá chung chức năng hoạt động và tình trạng của hệ cơ quan, máu và các tạng. Các xét nghiệm này tương tự như trong gói khám sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về thể chất của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu là bước khám quan trọng giúp sàng lọc và chẩn đoán ung thư hiệu quả
Xét nghiệm chỉ điểm khối u: Đây là phương pháp mang tính đặc thù và đặc biệt quan trọng trong quy trình sàng lọc và phát hiện ung thư.
Dấu ấn ung thư được hiểu là các chất, các loại protein đặc biệt được sản sinh bởi các hormone hoặc các tế bào ung thư. Chúng tồn tại trong máu, các mô, tế bào hay dịch của cơ thể và có xu hướng tăng cao khi người bệnh mắc một (hoặc nhiều) ung thư. Do vậy, nhờ xét nghiệm nồng độ các chất chỉ điểm ung thư trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng cũng như có cơ sở để chỉ định thực hiện các phương pháp chuyên sâu hơn nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư. Đây cũng là phương pháp giúp đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi quá trình tái phát hoặc di căn của khối u đã chẩn đoán trước đó.
Ngoài xét nghiệm dấu ấn ung thư phổ biến nhất hiện nay, xét nghiệm máu tìm gen gây bệnh ung thư cũng đang được y học ứng dụng và đặt kỳ vọng khá cao. Bởi các bác sĩ cho rằng, sự thay đổi cấu trúc gen có thể là nguyên nhân gây nên ung thư. Ví dụ: Người bị đột biến gen BRCA2 có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Xét nghiệm này có khả năng phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm.
Tuy vậy, xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư còn khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm chất chỉ điểm vẫn là phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay trong tầm soát, sàng lọc ung thư.
1.2. Xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những bệnh ung thư nào?
Tùy thuộc vào mỗi loại ung thư mà việc xét nghiệm nồng độ các chất chỉ điểm khối u sẽ không giống nhau. Có thể kể tới một số chỉ số sau:
- Chỉ số CEA: Tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi…
- CA 125: Tầm soát ung thư buồng trứng
- AFP: Tầm soát ung thư gan
- CA 19-9: Tầm soát các loại ung thư tuyến tụy hoặc gan – mật
- Cyfra 21-1: Tầm soát ung thư phổi
- CA 15-3: Tầm soát ung thư vú
- HCG: Tầm soát ung thư tinh hoàn
- NSE: Tầm soát ung thư phổi…
Để có kết quả xét nghiệm máu chính xác, bạn cần lựa chọn cẩn thận địa điểm khám, bác sĩ trực tiếp thăm bệnh và các cơ sở vật chất, hệ thống máy móc nơi mình muốn tầm soát. Những điều kiện này góp phần đảm bảo buổi xét nghiệm được diễn ra thành công, nhanh chóng, với kết quả có độ chuẩn xác cao.Xét nghiệm máu tìm gen gây bệnh ung thư là phương pháp còn khá mới nhưng được kỳ vọng cao
2. Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả 100% không?
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu tầm soát ung thư. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng, phương pháp xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của căn bệnh ung thư. Trên thực tế, nồng độ các chất chỉ điểm tăng cao có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư, hoặc các bệnh lý khác.
Ví dụ: Nồng độ PSA tăng cao ngoài nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan, dẫn tới kết quả và quá trình điều trị hoàn toàn khác biệt. Một số trường hợp khác như ung thư ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh không rõ ràng và nồng độ chất chưa đủ để kết luận, hoặc rủi ro trong xét nghiệm dẫn tới hiện tượng dương tính giả hoặc âm tính giả.
Như vậy, xét nghiệm máu chỉ là cơ sở để bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư, tiếp tục chỉ định thực hiện các phương pháp sàng lọc tiếp theo như nội soi, chụp CT, MRI,… để đưa ra kết luận chính xác, đầy đủ nhất về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, từ đó đề xuất phác đồ điều trị phù hợp.
Vì những lý do trên, người bệnh không nên đơn phương tầm soát ung thư chỉ bằng xét nghiệm máu, mà cần thăm khám định kỳ 1-2 lần/năm theo quy trình đầy đủ các danh mục, đồng thời tuân theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Những bất thường ở thai nhi bà mẹ cần lưu ý
Xét nghiệm HPV chẩn đoán ung thư cổ tử cung
3. Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?
Để có buổi tầm soát ung thư trọn vẹn, nhận được kết quả khám chính xác, bạn cần chuẩn bị trước cả về kiến thức và tâm lý cho bản thân.
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn địa điểm khám, tầm soát uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc y tế hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp. Những yếu tố này quyết định trực tiếp quá trình khám và kết quả xét nghiệm cũng như tầm soát của bạn. Ngoài ra, gói tầm soát bạn lựa chọn cần đảm bảo đầy đủ các danh mục thăm khám từ tổng quát tới chi tiết, xét nghiệm dấu ấn ung thư cùng các kỹ thuật sàng lọc khác.
Bên cạnh địa điểm khám, chế độ sinh hoạt cũng là khía cạnh bạn cần quan tâm và thay đổi trước buổi xét nghiệm máu tầm soát ung thư như:
- Uống nhiều nước
- Không uống rượu, bia, chất kích thích, không hút thuốc lá trước buổi xét nghiệm
- Không ăn sáng trước buổi xét nghiệm
- Không ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ từ 12-24h trước khi xét nghiệm
Nắm rõ tiểu sử bệnh lý của bản thân và người thân trong gia đình, đặc biệt với những người có tiền sử mắc ung thư
>>>>>Xem thêm: Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ? câu hỏi
Tầm soát ung thư ngoài xét nghiệm máu cần thực hiện các phương pháp khác để có kết quả chuẩn xác nhất
Trên hết, bạn nên trao đổi trước với nhân viên hỗ trợ tại cơ sở y tế thăm khám về những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ, đặt lịch khám hay bất kỳ các thông tin cần thiết. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho buổi xét nghiệm và tầm soát. Đồng thời, hãy đặt niềm tin vào bác sĩ cũng như địa chỉ khám mình đã chọn cũng như sẵn sàng phối hợp cùng bệnh viện đều điều trị kịp thời các dấu hiệu bệnh lý.
Thông qua bài viết trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu nên hay không. Hãy lắng nghe cơ thể mình, thăm khám định kỳ và đầy đủ để luôn khỏe mạnh và chủ động trong cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.