Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

“Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi có cảm giác đau cổ họng khi nuốt nước bọt hay khi uống nước. Cơn đau ngày một tăng và gây ra những mệt mỏi, khó chịu, khó khăn trong ăn uống. Bác sĩ có thể cho tôi hỏi những triệu chứng của tôi có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về họng không và làm cách nào để khắc phục tình trạng này?”

Bạn đang đọc: Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

Câu hỏi trên của bạn Hoàng (Nam Định) cũng là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ lý giải những nguyên nhân cũng như đưa ra cách xử trí phù hợp khi gặp vấn đề đau cổ họng khi nuốt cho chúng ta.

1. Đau cổ họng khi nuốt nước bọt do nguyên nhân nào?

Chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp tình trạng đau cổ họng khi nuốt. Triệu chứng này xảy ra trong những ngày thời tiết thay đổi, khi chúng ta ăn uống đồ lạnh, hoặc đôi khi không xác định rõ nguyên nhân. Theo các chuyên gia tai mũi họng, tình trạng đau khi nuốt thường bắt đầu do những hiện tượng bất thường liên quan đến vùng hầu họng. Mặt khác, các bệnh lý có liên quan và gây biến chứng ở vùng họng cũng có thể khiến việc nuốt nước bọt cũng đau họng. Vấn đề đau cổ họng khi nuốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý:

1.1. Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng phần lớn do virus, vi khuẩn, nấm gây nên. Bệnh cũng được cho là do sự kích ứng của các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất làm cho niêm mạc họng và hầu bị viêm. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi, khói thuốc, rượu, khí thải hóa chất cũng gây viêm họng. Khi bị viêm họng thường có những triệu chứng như đau cổ họng khi  nuốt nước bọt hay khi uống nước, khó nuốt thức ăn, sốt cao…

Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

Đau cổ họng khi nuốt có thể do vi khuẩn, virus… xâm nhập cổ họng gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng cổ họng (ảnh minh họa)

1.2. Viêm amidan mạn tính

Amidan là có vị trí đặc biệt trong hệ hô hấp, là cửa ngõ tiếp xúc của không khí và thức ăn khi vào cơ thể. Amidan có chức năng sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng khi chúng ta còn nhỏ. Tuy nhiên, cũng bởi chức năng và vị trí đặc biệt này, nên amidan dễ bị viêm. Khi có quá nhiều vi khuẩn hay virus xâm nhập, amidan sẽ bị sưng lên và viêm, gây ra cảm giác đau họng khi nuốt.

1.3. Viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi là bệnh lý khá phổ biến trong hệ hô hấp. Bệnh do tình trang viêm nhễm khu vực mũi xoang, gây sưng và làm cho lỗ thông của xoang vào trong mũi bị nghẹt. Trường hợp dị ứng thường xuyên, khiến mũi không thông được cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang. Khi bị viêm xoang mũi thường có những biểu hiện như: đau họng khi nuốt nước bọt, đau đầu, sổ mũi, hắt xì hơi liên tục…

1.4. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý điển hình trong nhóm viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cũng có thể gây ảnh hưởng dây thần kinh mặt và viêm màng não nếu không được điều trị sớm. Trong các biểu hiện của bệnh, đau họng khi nuốt là dấu hiệu khi viêm tai giữa bắt đầu lan rộng. Do đó, không nên chủ quan khi có dấu hiệu nuốt khó này.

1.5. Các bệnh lý về thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản, co thắt thực quản lan tỏa… tình trạng này làm cho acid dạ dày và thực phẩm di chuyển từ dạ dày vào thực quản, từ đó gây ra tình trạng thắt nghẹn ở cổ họng hoặc ngực, đau họng khi nuốt nước bọt, tức ngực, ho khan, đau họng hoặc khàn tiếng, nôn…

1.6. Mất nước

Tình trạng đau họng khi nuốt có thể xảy ra khi cơ thể mất nước hơn mức bình thường. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, sau khi tập thể dục quá mức hoặc khi ốm đau, mắc bệnh (nôn nghén, tiêu chảy…). Mất nước khiến cổ họng khô rát dẫn đến đau họng khi nuốt nước bọt.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa hóc xương: Từ nguyên nhân đến giải pháp

Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

Mất nước do thời tiết hoặc sau khi tập thể dục quá mức có thể gây đau họng khi nuốt

2. Cách xử trí khi bị đau cổ họng khi nuốt

2.1. Điều trị khi nuốt bị đau cổ họng

Việc nuốt nước bọt đau họng có thể là bệnh lý đơn giản do thời tiết, cảm cúm ảnh hưởng. Tuy vậy, nó cũng dự báo nhiều nguy cơ bệnh lý như đã nói trên. Chính vì thế, cần sớm xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Khi có những triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt dai dẳng kéo dài, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Việc nội soi hầu họng sẽ kiểm tra được tình trạng viêm nhiễm, áp xe khu vực họng nếu có. Trong trường hợp viêm nhiễm thông thường, các bác sĩ có thể kê kháng viêm và các thuốc điều trị triệu chứng liên quan để loại bỏ tình trạng viêm. Tuy nhiên, nếu đau họng khi nuốt có liên quan đến các bệnh lý, cần phải có phương pháp phù hợp để điều trị. Điều quan trọng là, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để điều trị có hiệu quả.

2.3. Một số biên pháp phòng tránh

Phòng tránh đau họng khi nuốt nước bọt thực chất là phòng tránh các bệnh lý hô hấp. Để bảo vệ mình khỏi các bệnh lý này, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp như:

– Uống đủ nước để tránh tình trạng cổ họng bị khô rát, khó nuốt do cơ thể mất nước.

– Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nên súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, chống viêm vùng họng.

– Có chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung đầy đủ vitamin, ăn nhiều rau quả, chất xơ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Hạn chế và không dùng các chất kích thích. Cần tránh hút thuốc, uống rượu bia hay sản phẩm thuốc kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Bảo vệ sức khỏe vùng tai mũi họng. Nên tránh gió và giữ ấm cơ thể khi mùa đông. Làm khô vùng tai sau khi bơi lội, tắm rửa.

Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Chữa viêm họng hạt đúng cách, nhanh khỏi bệnh

Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu về tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Có thể nói, rất nhiều nguy cơ bệnh lý được biểu hiện bằng hiện tượng này. Để xác định đúng nguyên nhân vấn đề, cần đi thăm khám sớm tại các chuyên khoa y tế. Tuyệt đối không để triệu chứng kéo dài, khó chữa và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *