Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Ngoài việc tuân thủ theo đúng thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Đối với người bình thường việc hô hấp không làm tiêu hao nhiều năng lượng. Nhưng khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn nhưng lại không được cung cấp đủ oxy nên rất nhanh mệt.

Bạn đang đọc: Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu

Việc khó thở khi bị bệnh dẫn tới người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính rất ngại vận động. Điều này dẫn đến hậu quả là giảm khối lượng và sức mạnh của cơ. Chính vì thế, vận động đúng cách là rất cần thiết cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cách vận động phù hợp khi mắc bệnh

Tập duỗi cơ: Là kéo dãn cơ chân và cánh tay trước và sau buổi tập để chuẩn bị cơ cho buổi tập và giúp đề phòng bị chấn thương. Tập duỗi cơ đều đặn sẽ làm tăng phạm vi vận động và độ mềm dẻo của gân cơ.
Tập làm tăng sức chịu đựng (aerobic): Đây là phương pháp tập sử dụng đều đặn một khối lượng lớn các cơ. Kiểu tập này cũng làm mạnh tim, phổi và cải thiện khả năng tiêu thụ ôxy của cơ thể. Với thời gian nó giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, việc thở được cải thiện. Những môn tập aerobic thích hợp là: đi bộ, đạp xe ngoài trời hoặc tại chỗ…
Tập cho cơ mạnh lên: Làm co các cơ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi mỏi mệt. Phương pháp làm mạnh các cơ phần trên của cơ thể đặc biệt rất có ích cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì đồng thời cũng làm mạnh các cơ hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý địa chỉ khám phụ khoa tốt, uy tín ở Hà Nội

Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần áp dụng các bài tập phù hợp nhằm lưu thông đường thở giúp hô hấp dễ dàng hơn

Tập thở: Có hai phương pháp giúp người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấy dễ thở hơn:
Thở chúm môi: Là cách thở khi hít vào qua mũi đồng thời miệng ngậm kín, khi thở ra bằng miệng với môi chúm lại như khi ta đang huýt gió, thời gian thở ra phải dài gấp đôi thời gian hít vào. Với cách thở này sẽ hạn chế lượng khí bị giữ lại trong phổi do đó lượng oxy vào phổi sẽ nhiều hơn.
Thở bụng: Là cách thở có tác dụng làm mạnh cơ hoành là cơ quan trọng nhất trong việc thở. Cơ hoành nằm dưới phổi và giúp tống không khí ra khỏi phổi khi thở ra. Nếu không khí bị giữ lại trong phổi, cơ hoành không thể họat động hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi tập luyện

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi, tuy nhiên đây là đối tượng dễ mắc nhiều bệnh kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương…Chính vì thế, trước khi bắt đầu tập luyện cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho biết thời lượng tập thích hợp, môn nào nên tập và môn nào không nên tập, loại thuốc gì sẽ dùng khi cần trong lúc tập…

Vận động thế nào khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

>>>>>Xem thêm: Viêm niệu đạo là gì?

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ vận động hợp lý, tránh quá sức làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh

Ngoài ra, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần lưu ý những điểm sau:
– Không tập sau khi ăn ít nhất 1 giờ 30 phút.
– Làm nóng trước khi tập 5 – 10 phút bằng cách vận động chậm rãi. Việc làm nóng giúp cơ thể bạn điều chỉnh dần dần từ trạng thái nghỉ sang vận động. Làm nóng còn tránh được sự gắng sức đột ngột cho tim và cơ, tăng dần nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
– Trước khi kết thúc buổi tập giảm bớt cường độ vận động 5 – 10 phút rồi mới ngưng hẳn. Mục đích là để cơ thể hồi phục dần từ trạng thái tập luyện , để tim và huyết áp từ từ trở về lại gần mức bình thường.
– Hãy lắng nghe cơ thể bạn.Trong khi tập nếu thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt nhiều, khó thở, tim đập nhanh thì phải ngưng ngay và báo cho bác sĩ biết.
– Không tập trong thời tiết quá nóng hoặc lạnh quá, mặc áo quần phù hợp với thời tiết bên ngoài. Sau khi tập không nên tắm nước quá lạnh hay quá nóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *