Sung huyết mũi hay còn gọi là viêm mũi sung huyết là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh dễ gây ra biến chứng không mong muốn. Vậy sung huyết mũi – nguyên nhân và cách điều trị thế nào mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sung huyết mũi – nguyên nhân và cách điều trị
Sung huyết mũi hay còn gọi là viêm mũi sung huyết là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề đỏ rực (ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây sung huyết mũi
Nguyên nhân khách quan
Sung huyết mũi do yếu tố khách quan gây ra, gồm có:
– Yếu tố môi trường: Thời tiết khô nóng thay đổi thất thường khiến mũi bị khô gây tổn thương vùng niêm mạc mũi, khiến lớp lót của vách ngăn mũi bị loét, lâu ngày dẫn đến sung huyết mũi. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng khiến các virus, vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm lớp niêm mạc mũi, lâu ngày gây ra tình trạng mũi bị sung huyết.
– Do khối u trong mũi hoặc nhiễm trùng xoang: Người bệnh có khối u trong mũi hoặc những người đang bị xoang thì mũi sẽ bị xuất huyết màu đỏ đậm và có mùi.
– Người bị bệnh cao huyết áp: Bệnh nhân cao huyết áp làm tăng áp lực thành mạch, có thể gây vỡ hoặc nứt thành mạch mũi gây sung huyết mũi. Đây là nguyên nhân chủ yếu sung huyết mũi ở người cao tuổi.
Sung huyết mũi có thể do nhiều yếu tố gây ra như môi trường, khối u trong mũi, nhiễm trùng xoang, người bị bệnh cao huyết áp hay thói quen ngoáy mũi và vệ sinh mũi không đúng cách.
Nguyên nhân chủ quan
– Vệ sinh mũi không đúng cách: Những người hay bị các vấn đề về mũi như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, … nếu vệ sinh mũi không đúng cách như rửa mũi bằng nước muối sinh lý quá nhiều, rửa sai cách sẽ khiến mũi bị khô, gây tổn thương lớp niêm mạc mũi và gây ra sung huyết mũi.
– Thói quen xấu ngoáy mũi: Khi người bệnh có cảm giác ngứa mũi hoặc khó chịu trong mũi vì bụi bẩn bám vào thường có thói quen ngáy mũi. Ngoáy mũi khiến rụng lông mũi, gây tổn thương lớp niêm mạc mũi, các mạch máu ở trong mũi có thể bị vỡ gây sung huyết mũi. Đồng thời thói quen ngoáy mũi cũng dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mũi gây viêm mũi do đó ngoáy mũi là một thói quen không tốt.
Cách điều trị sung huyết mũi
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc hóc xương cá uống thuốc gì?
Sung huyết mũi tùy từng mức độ nặng nhẹ mà có cách điều trị hiệu quả như vệ sinh mũi hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị triệt để bệnh sung huyết mũi.
Sung huyết mũi tùy từng mức độ nặng nhẹ mà có cách điều trị hiệu quả như vệ sinh mũi hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị triệt để bệnh sung huyết mũi.
– Vệ sinh mũi: Nếu mũi bị sung huyết nhẹ, người bệnh có thể vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, làm sạch và các vết vỡ, nứt niêm mạc mũi chóng lành. Tuy nhiên không được lạm dụng nước mũi sinh lý quá nếu không sẽ gây tình trạng khô mũi. Việc sử dụng nước muối vệ sinh mũi chỉ giúp làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh chứ không khiến bệnh khỏi triệt để. Nếu muốn bệnh khỏi triệt để người bệnh cần sử dụng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng thuốc uống: Các loại thuốc uống chữa sung huyết mũi gồm có thuốc kháng histamin, các thuốc giống giao cảm, các corticosteroid, các kháng muscarin, cromoglycat hoặc nedocromil. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh và nguyên nhân mắc bệnh sung huyết mũi để chỉ định nên dùng loại thuốc nào là hiệu quả nhất.
Điều trị sung huyết mũi ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các cách chữa hóc xương cá ở cổ
Bệnh viện sung huyết mũi có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Sung huyết mũi nếu không điều trị sớm sẽ khiến cho người bệnh ngày càng khó chịu và gây ra các biến chứng nguy hại như viêm mũi cấp, sung huyết lâu kết hợp với viêm mũi cũng có thể là nguyên nhân gên nên bệnh ung thư mũi.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng phục uy tín, sẽ giúp tình trạng sung huyết mũi của bạn chấm dứt hoàn toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.