Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?

Bệnh viêm nha chu là bệnh lý về răng miệng phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất răng hàng loạt. Vậy bệnh nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Bạn đang đọc: Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?

1. Nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có vai trò chống đỡ và giữ răng trong xương hàm.

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có vai trò chống đỡ và giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát răng giúp bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới và ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.

Thực chất bệnh nha chu là bệnh của các mô quanh răng. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Hậu quả do bệnh nha chu gây ra lại đặc biệt nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày ở độ tuổi nào phổ biến nhất?

Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?

Bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mắc viêm nha chu

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm nha chu chính là vi khuẩn. Chúng gây ra tình trạng viêm tấy trên các mô nha chu, thậm chí có thể khiến bạn bị rụng răng nếu không điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân làm xuất hiện vi khuẩn gây viêm nha chu như:

– Vệ sinh răng miệng không thường xuyên

– Hút thuốc lá

– Thức ăn thừa vướng vào kẽ răng không được làm sạch

– Cấu trúc của răng không khít

– Người có mang bầu dễ bị viêm nha chu hơn người bình thường.

– Hệ miễn dịch kém.

– Bên cạnh đó thay đổi nội tiết tố cũng có thể dẫn tới sưng lợi, viêm lợi. Tuy nhiên, tình trạng viêm này kéo dài cũng dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh và làm cho bệnh khó chấm dứt.

3. Dấu hiệu bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?

>>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Khi mắc bệnh viêm nha chu, người bệnh thường có những dấu hiệu như sưng đỏ, dễ chảy máu, xuất hiện vôi răng đóng ở cổ răng,…

Bệnh nha chu còn được gọi là tình trạng tổ chức quanh răng bị sưng. Căn bệnh này có thể được chia làm 2 loại chính. Trong đó bao gồm viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi có thể coi là giai đoạn đầu khi lợi chưa biến chứng thành viên nha chu.

Bệnh viêm lợi thường xuất hiện khi ta bước vào tuổi dậy thì. Còn đối với bệnh nha chu thường xuất hiện ở thanh thiếu niên hoặc những đối tượng lớn tuổi. Những đối tượng này thường là do không chăm sóc, điều trị cẩn thị khi bị viêm lợi. Từ đó, tình trạng biến chứng thành viêm nha chu bắt đầu xảy đến.

3.1 Các giai đoạn của viêm nha chu

Trong giai đoạn đầu, viêm nha chu phát triển thầm lặng, người mắc hầu như không có triệu chứng nào, thậm chí không cảm thấy đau đớn. Nhưng nếu bệnh ở giai đoạn nặng sẽ gây nên một số biểu hiện khó chịu và có khả năng thành bệnh mạn tính.

Cụ thể:

Giai đoạn 1: Trong khoang miệng sẽ hình thành vôi răng và cao răng. Điều này là do việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo về độ sạch. Từ đó, những vi khuẩn được tạo điều kiện để xâm nhập khoang miệng. Chúng tích tụ và bám vào những vị trí như kẽ răng, viền lợi, cổ răng, … Từ đó gây nên sự kích thích cho nướu gây viêm nhiễm.

Giai đoạn 2: Bệnh viêm lợi nghiêm trọng hơn. Lợi sưng phồng và bị chảy máu. Đặc biệt, khi bệnh nhân nhai đồ ăn hoặc đánh răng, hiện tượng này càng rõ nét hơn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này là biểu hiện cho thấy bệnh viêm lợi không được điều trị đúng cách trước đó. Điều này dẫn tới hình thành những ổ vi khuẩn chứa mủ ở phần nướu.

Giai đoạn 4: Khi bệnh nha chu đã hình thành, chúng sẽ bắt đầu phá hủy xương ổ răng. Lâu dần, những tình trạng viêm nhiễm nặng, tụt lợi sẽ xuất hiện. Và khi tổ chức xung quanh răng không còn đảm bảo chắc chăn, răng sẽ dần lung lay. Thậm chí nguy hiểm hơn là nguy cơ mất răng.

3.2 Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu

Khi mắc viêm nha chu người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như:

– Lợi sưng đỏ, dễ bị chảy máu. Đặc biệt là khi đánh răng, giai đoạn nặng ấn vào nướu có thể thấy mủ.

– Xuất hiện vôi răng đóng ở cổ răng

– Có cảm giác khó chịu khi ăn uống.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Giai đoạn nặng răng có thể bị lung lay.

– Thưa răng do bị di lệch

4. Cần làm gì khi phát hiện viêm nha chu?

Khi phát hiện bệnh nha chu, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời. Nhìn chung, bệnh nhân bị viêm nha chu thường gặp một trong bốn trường hợp sau:

4.1 Điều trị khẩn cấp

Phương pháp điều trị khẩn cấp viêm nha chu được áp dụng khi thấy xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu, lớp niêm mạc bị viêm. Khi ta sờ vào ổ áp xe sẽ có dấu hiệu đau và phần niêm mạc bị sưng đỏ.

Trường hợp này, bác sĩ thường sẽ kê những loại thuốc kháng sinh và kháng viêm phù hợp. Thế nhưng, phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời chứ không dứt điểm. Bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển thành mãn tính.

4.2 Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật sẽ được áp dụng tùy theo tình trạng bệnh nha chu:

– Bôi thuốc kháng viêm và sát khuẩn vị trí viêm.

– Loại bỏ cao răng.

– Kiểm tra lại miếng trám răng, xem xét việc chỉnh sửa hoặc thay thế.

– Cố định lại những răng bị lung lay.

– Trong trường hợp không thể giữ lại, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng.

4.3 Điều trị phẫu thuật

Trong trường hợp những phương pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật:

– Phẫu thuật loại bỏ phần túi nha chu để dễ dàng làm sạch các mảng bám ở trên răng.

– Phẫu thuật tái tạo lại mô và xương nha chu, bảo toàn các chức năng.

– Phẫu thuật ghép các mô mềm, hạn chế tình trạng bị tụt lợi và phục hồi các tỏ chức xung quanh răng.

4.4 Điều trị duy trì

Việc điều trị bệnh nha chu không chỉ dừng lại ở những phương pháp trên. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần phải được duy trì theo dõi để đảm bảo tình trạng ổn định. Người bệnh cần thực hiện thăm khám nha khoa định kì, các chế độ chăm sóc phù hợp, … Điều này là để tránh trường hợp bệnh lý tái phát, tiến triển trở lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *