Gút và những điều cần biết làm suy giảm chức năng gan

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh nguy hiểm này . Cùng tìm hiểu về bệnh gút qua một số câu hỏi ngắn sau đây.
1. Chỉ có nam giới mới bị gút?
Sai. Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh gút nhưng phổ biến hơn ở nam giới. Gút thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi trung niên và phụ nữ sau mãn kinh.
Hiếm khi có trường hợp mắc bệnh gút trước năm 30 tuổi. Đối với những người mắc bệnh gút khi còn trẻ, bệnh có thể nặng hơn.
2. Chất nào trong cơ thể có thể gây ra bệnh gút?
A: Cholesterol
B: Axit uric
C: Chất béo
D: Canxi
Đáp án đúng là B. Axit uric được hình thành khi cơ thể phá vỡ urin – một chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Thông thường thì axit uric bị phân hủy trong máu và được bài tiết dễ dàng nhờ thận. Nhưng khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ kết thành các tinh thể trong và xung quanh các khớp xương, gây ra cơn đau gút.
3. Dấu hiệu cho biết một đợt tấn công của gút sắp xảy ra là:
A: Ngứa ran ở các ngón chân.
B: Đau đầu
C: Chứng khó tiêu
D: Tất cả các đáp án trên

Bạn đang đọc: Gút và những điều cần biết làm suy giảm chức năng gan

Gút và những điều cần biết làm suy giảm chức năng gan

Nhiều người bị bệnh gút cho biết họ thường có cảm giác ngứa ran ở các ngón chân bị ảnh hưởng trước khi cơn đau gút xuất hiện.

Đáp án đúng là A. Nhiều người bị bệnh gút cho biết họ thường có cảm giác ngứa ran ở các ngón chân bị ảnh hưởng trước một đợt tấn công của gút xuất hiện. Khi tinh thể urat  tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ. Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h,  gọi tắt là “đợt tấn công của gút” , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất.

4. Gút có thể được chẩn đoán nhờ xét nghiệm máu đơn giản?
Sai. Xét nghiệm máu có thể đo lường mức độ axit uric nhưng điều đó là không đủ để chẩn đoán bệnh gút. Trong chẩn đoán bệnh gút, bác sĩ sẽ lấy chất lỏng từ khớp viêm bằng kim và tìm kiếm các tinh thể acid uric. Hình dạng, màu sắc, và sự xuất hiện của các tinh thể có thể giúp chẩn đoán bệnh gút.
5. Gút có thể xuất hiện ở:
A: Ngón chân cái
B: Cổ tay
C: Mắt cá
D: Tất cả vị trí trên
Đáp án đúng là B. Vị trí phổ biến nhất của bệnh gút là ngón chân cái. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tấn công các vị trí khác như mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay, hoặc bất kỳ phần nào khác trên cơ thể.
6. Uống aspirin có thể làm giảm các đợt tấn công do gút?

Tìm hiểu thêm: Các bệnh thường gặp ở đốt sống cổ

Gút và những điều cần biết làm suy giảm chức năng gan

Aspirin có thể khiến cho nồng độ axit uric tăng lên, làm cho bệnh gút càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sai. Các đợt tấn công do gút có thể được giảm bớt nhờ thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin). Trong khi đó aspirin có thể khiến cho nồng độ axit uric tăng lên, làm cho bệnh gút càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu (thuốc nước) và cyclosporin cũng là có ảnh hưởng tương tự.
7. Những thực phẩm nào sau đây có thể kích hoạt đợt tấn công do gút?
A: Cá mòi và cá cơm
B: Mỳ Ý và gạo
C: Hoa quả và rau
D: Đậu
Đáp án đúng là A. Thực phẩm có nhiều chất một chất gọi là purin có thể làm tăng axit uric trong máu và dẫn tới cơn đau do gút. Một số hải sản như cá mòi, cá cơm, sò và cá hồi – rất giàu purin.
Tuy nhiên rất khó để loại bỏ  purin hoàn toàn bởi vì nó có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Thay vào đó, các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện theo một chế độ ăn ít purin.
8. Uống bia rượu có thể gây ra một đợt tấn công do gút?

Gút và những điều cần biết làm suy giảm chức năng gan

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống giúp hạn chế cơn gút cấp

Bia và rượu rất giàu purin có làm tăng acid uric và gây ra các cơn gút.

Bia và rượu rất giàu purin có làm tăng acid uric và gây ra các đợt tấn công do gút. Bia rượu cũng có xu hướng gây ra tình trạng mất nước – cũng là một tác nhân thường gây bệnh gút. Khi người bệnh không uống đủ nước, axit uric sẽ tích tụ trong cơ thể và người bệnh dễ bị đau do gút.
9. Những thực phẩm có thể bảo vệ chống lại bệnh gút?
A: Tôm
B:  Thịt ba chỉ
C:  Pho mát
Đáp án đúng là C. Một chế độ ăn uống có chứa nhiều các sản phẩm được chế biến từ sữa ít béo hư pho mát và sữa, có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và làm nguy cơ mắc bệnh gút.
10. Đối tượng nào sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh gút?
A: Người có huyết áp thấp
B: Người có nồng độ cholesterol trong máu thấp
C: Người bị bệnh tiểu đường
D: Người gầy
Đáp án đúng là C. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh gút nếu bạn đang thừa cân, cao huyết áp hoặc cholesterol cao, hoặc bị bệnh tiểu đường. Gút thường có tính gia đình. Uống nhiều bia và rượu hoặc dùng một số thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *