Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

Nhắc đến cụm từ “cắt bao quy đầu”, nhiều người thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm điều này không, độ tuổi nào phù hợp để tiến hành hay quy trình ấy diễn ra như thế nào nhưng e ngại gặp bác sĩ tư vấn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi “Có nên cắt bao quy đầu hay không” và những vấn đề xoay quanh nó.

Bạn đang đọc: Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

1. Bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là vùng da bao xung quanh dương vật, với vai trò chính là giúp dương vật tránh được những tổn thương do tác động từ môi trường xung quanh như va đập, cọ xát,…. đồng thời giúp dương vật được bôi trơn khi quan hệ và tăng cảm giác khoái cảm.

Đặc biệt, bao quy đầu không cố định một chỗ mà có thể di chuyển để dương vật lộ ra ngoài cũng như phát triển bình thường mà không có bất cứ trở ngại nào.

Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

Thấy được tác dụng của bao quy đầu, nhiều người phân vân có nên cắt bao quy đầu không?

2. Độ tuổi phù hợp để cắt bao quy đầu

Theo thống kê nghiên cứu, có khoảng 96% bé trai sinh ra mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu. Nhưng theo thời gian khi trẻ lớn lên, các triệu chứng này sẽ biến mất dần.

Độ tuổi phù hợp để cắt bao quy đầu là khoảng 7 – 8 tuổi. Đây là mốc độ tuổi mà các bé trai đã có ý thức về việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, biết bảo vệ bao quy đầu trước những tác động va đập, cọ xát từ bên ngoài.

Tuy nhiên nếu đã bước qua độ tuổi này mà chưa cắt bao quy đầu, bạn vẫn nên thực hiện tiểu phẫu nếu mắc một số bệnh nam khoa, từ đó để đảm bảo sinh lý phát triển bình thường và an toàn cho sức khỏe bản thân.

Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

7 – 8 tuổi là độ tuổi phù hợp để có thể tiến hành cắt bao quy đầu

3. Có nên cắt bao quy đầu không?

Theo lời khuyên của bác sĩ, nên thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu khi:

3.1 Mắc một số bệnh lý về bao quy đầu

Dài bao quy đầu

Hiện tượng dài bao quy đầu xảy ra khi đến tuổi dậy thì nhưng bao quy đầu không có dấu hiệu “di động” mà vẫn bao gần hết dương vật, ngay cả trong trường hợp dương vật căng cứng thì vẫn cần dùng tay để kéo xuống. Điều này gây bất tiện cho cuộc sống và với nam giới trưởng thành sẽ ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục.

Hẹp bao quy đầu

Ngược lại khi bao quy đầu quá nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng dương vật không thể lộ ra ngoài hoặc chỉ lộ ra một nửa thì đó chính là biểu hiện của hẹp bao quy đầu. Hiện tượng này khiến nam giới cảm giác đau và rất khó chịu.

Nghẹt bao quy đầu

Đây là tình trạng bao quy đầu bị tụt lên phía trên và không thể kéo lại để che kín đầu dương vật. Vì ở trạng thái bất thường nên bao quy đầu sẽ bị sưng lên và kẹt ở vị trí trên, ngăn lưu lượng máu đến dương vật.

Viêm bao quy đầu tái phát

Nếu đã từng chữa trị viêm bao quy đầu nhưng lại bị tát phát thì tình trạng này cũng được xét vào trường hợp cần đi cắt bao quy đầu.

3.2 Xuất tinh sớm

Tình trạng này diễn ra ở nam giới sau độ tuổi dậy thì. Nếu có một bao quy đầu nhạy cảm sẽ dẫn đến nam giới hay bị xuất tinh sớm, gây ảnh hưởng trong đến chất lượng sống.

Tìm hiểu thêm: Những thói quen làm giảm chất lượng tinh binh

Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

Xuất tinh sớm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn

3.3 Muốn phòng ngừa ung thư dương vật

Hẹp bao quy đầu gây nên vệ sinh khó khăn từ đó dẫn đến nguy cơ ung thư dương vật. Vì vậy để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân cắt bao quy đầu.

3.4 Muốn đảm bảo tính thẩm mỹ

Nhiều nam giới chia sẻ rằng sau khi cắt bao quy đầu, họ sẽ cảm thấy sạch sẽ và tự tin hơn. Nếu bạn có nhu cầu về tính thẩm mỹ, hãy liên hệ với bác sĩ tại các bệnh viện uy tín để nhận tư vấn nhé.

4. Quy trình cắt bao quy đầu diễn ra như thế nào?

Đây là tiểu phẫu đơn giản diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút tùy thể trạng từng người vậy nên bạn không cần lo 
lắng gì khi được thực hiện nhé.
Quy trình diễn ra như sau:

Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

Cắt bao quy đầu chỉ là tiểu phẫu đơn giản, diễn ra trong vòng 15 – 20 phút

Bước 1: Khám lâm sàng

Để đảm bảo việc tiểu phẫu diễn ra, bác sĩ cần khám lâm sàng dương vật. Đây là bước đầu tiên cũng là bước vô cùng quan trọng để xác định xem nam giới có bị bệnh lý nam khoa nào không và có đủ điều kiện để thực hiện cắt bao quy đầu không.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật

– Vệ sinh và sát khuẩn dương vật.

– Bác sĩ gây tê tĩnh mạch của bao quy đầu.

– Kéo căng và mở rộng miệng bao quy đầu bằng kìm y tế, vệ sinh cả bên trong phần da bao quy đầu và quy đầu dương vật.

– Bác sĩ đánh dấu giới hạn da bao quy đầu sau khi đã tách ra hai phần bao quy đầu và dương vật.

– Tiến hành cắt bao quy đầu dựa trên điểm đánh dấu, sau đó dùng chỉ tự tiêu để khâu vết thương và gạc y tế để quấn quanh vết mổ.

Bước 3: Theo dõi tình hình

Để đảm bảo sức khỏe ổn định sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 30 phút, nếu không có dấu hiệu ốm sốt hay phản ứng phụ nào thì có thể ra về. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm, giảm đau và chống cương cứng dương vật và hướng dẫn một số lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu

5.1 Lưu ý về đồ lót

Tốt nhất bạn nên không mặc đồ lót trong 3 – 4 ngày đầu vì việc cọ sát với quần lót có thể gây tổn thương lên vết khâu. Sau khoảng thời gian này, nên chọn đồ lót rộng, làm từ chất liệu tốt cho đến khi thấy vết thương lành hẳn mới trở về mặc đồ lót thông thường.

5.2 Tránh quan hệ tình dục

Sau 7 – 10 ngày vết mổ mới có thể hồi phục, khoảng 2 – 3 tuần để vết thương lành và sau khoảng 1 tháng thì mới có thể quan hệ trở lại bình thường. Việc một số bạn không nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và quan hệ quá sớm có thể dẫn đến tình trạng vết thương bục chỉ, chảy máu và không tránh khỏi viêm nhiễm.

5.3 Tránh các hoạt động nặng

Trong vòng 4 ngày từ sau tiểu phẫu, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi trên giường để tránh làm vết thương bị viêm nhiễm, sưng tấy,….nhưng thỉnh thoảng vẫn cần đi lại một chút để máu được lưu thông, tạo điều kiện cho vết thương được hồi phục tốt hơn.

Có nên cắt bao quy đầu hay không, hãy đọc ngay bài viết này nhé

>>>>>Xem thêm: Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền?

Cần phải tránh các hoạt động nặng đặc biệt là các môn thể thao yêu cầu vận động nhiều

5.4 Tránh làm ướt băng y tế bao quanh vết thương

Ẩm ướt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, nhanh chóng sinh sôi và gây nên các bệnh lý nam khoa. Chính vì vậy nếu đi tắm hoặc lúc đi tiểu không may làm ướt băng, bạn nên thay luôn băng mới để đảm bảo môi trường sạch sẽ cho vết thương chóng lành nhé.

5.5 Chọn thực phẩm phù hợp

Rượu, bia, các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas, đồ ăn cay nóng….là những thứ cản trở quá trình phục hồi vết thương. Cần nghiêm túc loại bỏ những thứ kể trên ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục nhé.

Bên cạnh đó, nên nạp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các nhóm đồ ăn khác nhau vì điều này có lợi cho việc sớm lành vết thương sau tiểu phẫu.

Qua đây có thể thấy rằng việc cắt bao quy đầu chỉ thực sự cần thiết nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mong rằng ngoài giải đáp câu hỏi “Có nên cắt bao quy đầu hay không?”, bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích để các bạn có cái nhìn toàn diện và chi tiết về vấn đề này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *