Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh võng mạc phổ biến thứ tư sau thoái hóa điểm vàng, võng mạc tiểu đường và tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh. Khi mắc bệnh này, tầm nhìn của người bệnh bị hạn chế dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang đọc: Điều cần biết về bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
1. Thế nào là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch?
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch xảy ra khi thanh dịch của võng mạc mắt bị bong do sự rò rỉ chất dịch qua biểu mô sắc tố võng mạc. Một số căn nguyên dẫn tới rò rỉ dịch qua biểu mô sắc tố võng mạc như viêm, tân sinh mạng mạch hoặc các khối u cần được bác sĩ chẩn đoán phân biệt.
Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh lý võng mạc phổ biến
Bệnh xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,… phổ biến ở độ tuổi từ 20 tuổi trở lên, thường gặp ở người trẻ, ít gặp ở người già và trẻ nhỏ. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh hắc võng mạc nhiều hơn nữ giới. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thường xuất hiện ở 1 bên mắt với đặc điểm dễ tái phát lại nhiều lần. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ tái phát bệnh lên đến 30% trong vòng 2 năm. Mất thị lực xảy ra trong bệnh lý này thường chỉ diễn ra tạm thời nhưng cũng có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể xảy ra đồng thời với các rối loạn chức năng biểu mô sắc tố lan tỏa (như bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mạn tính, biểu mô sắc tố võng mạc mất bù, bệnh biểu mô sắc tố võng mạc lan tỏa) đặc trưng bởi sự tách rời võng mạc nhận cảm thần kinh trên vị trí vùng teo biểu mô sắc tố võng mạc lốm đốm sắc tố. Tại đây bác sĩ có thể quan sát khi chụp mạch máu huỳnh quang một hoặc nhiều điểm rò rỉ nhỏ.
2. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
2.1 Triệu chứng của bệnh
Khi bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, người bệnh thường có các triệu chứng nhìn mờ và thị lực thường giảm còn 5/10 hoặc 6/10 nếu tình trạng bệnh tái phát lại nhiều lần. Mặt khác, người bệnh quan sát sự vật khó khăn, nhìn hình ảnh xung quanh bị méo mó, biến dạng. uốn lượn. Thậm chí, màu sắc sự vật cũng bị thay đổi, chủ yếu là các màu sáng, màu vàng, màu nhạt và thường xuyên thấy có bóng đen ở phía trước mắt.
Tìm hiểu thêm: Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn và cách điều trị
Người bệnh bị hắc võng mạc khi nhìn các đồ vật thấy bị biến dạng, méo mó
Người bệnh đôi khi có triệu chứng đau đầu, nhức mắt. Thông qua bảng ô vuông Amsler, bệnh nhân sẽ thấy rõ các các ám điểm trung tâm hay bán trung tâm tương đối.
2.2 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch chưa có nguyên nhân cụ thể nhưng đến nay dựa theo các nghiên cứu được cho là do các mao mạch màng đệm tăng thấm, cùng với rối loạn chức năng sắc tố võng mạc dẫn tới bong tróc huyết thanh của võng mạc thần kinh.
Bên cạnh đó, bệnh còn thường gặp ở những người có yếu tố tâm lý dễ tác động, stress, những người hay xúc động,… Ở những người hút thuốc lá lâu năm, cơ địa đặc biệt hoặc có bệnh lý toàn thân, thường mất ngủ và lo lắng,… cũng đều dễ mắc phải.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
3.1 Chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Việc chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch được thực hiện thông qua việc thăm khám, soi đáy mắt và chụp cắt lớp võng mạc. Trong trường hợp bệnh kéo dài hoặc tái lại nhiều lần có thể tiến hành chụp mạch huỳnh quang.
Thông qua thăm khám đáy mắt, bác sĩ sẽ xác định được mắt của người bệnh có hoàng điểm sẫm màu, ánh sáng trung tâm đang giảm hay đã mất. Vùng mắt tổn thương lồi cao bờ phản sáng cả vòng tròn, hoặc chỉ một phần của vòng tròn, phát hiện chất lắng cặn sau 4 tuần mắc bệnh, màu sắc vàng, tròn nhỏ như đầu kim, rải rác vùng tổn thương, tồn tại kéo dài nhiều tháng và tiêu rất chậm.
Khám mắt với máy sinh hiển vi, bác sĩ sẽ thấy được:
– Phần trong: xuất hiện mạch máu trong suốt, lồi về vị trí buồng dịch kính.
– Phần ngoài: có một lớp biểu mô sắc tố, ở giữa là dịch đọng dưới võng mạc mắt.
Chất lắng cặn thường có sau 3-4 tuần.
3.2 Điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường lành tính và tự khỏi trong vòng 4-6 tháng. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh có những hình thái nặng, thời gian kéo dài và có thể trở thành mạn tính. Điều này gây nên những biến đổi trên võng mạc mắt, teo võng mạc và ảnh hưởng tới chức năng của võng mạc,…
>>>>>Xem thêm: Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng cách thăm khám đáy mắt
Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ để bệnh nhanh khỏi hơn.
– Sử dụng laser quang đông đốt tại khu vực rò rỉ cách hoàng điểm hai đường kính gai thị. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả và ít bị tái phát bệnh. Tuy nhiên, Laser võng mạc có thể xảy ra biến chứng đi kèm nên bác sĩ sẽ cân nhắc việc áp dụng cho người bệnh, đa số ứng dụng cho trường hợp bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.
– Điều trị bởi thuốc dãn mạch, tăng cường dinh dưỡng và giảm phù nề.
– Chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi, tránh xa yếu tố bất lợi như: Rượu, bia, thuốc lá gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ,…
-Khi có những triệu chứng và dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra và điều trị.
Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một những địa chỉ hàng đầu cả nước thăm khám mắt đảm bảo chất lượng toàn diện về chuyên môn và dịch vụ y tế. Tại đây, bệnh nhân được thăm khám với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tối tân bậc nhất và được chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già. Bên cạnh đó, chuyên khoa mắt còn phối hợp với các khoa lâm sàng khác hỗ trợ điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt, trong đó có bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Nếu bạn đang quan tâm đến các gói khám và điều trị tại Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.