Đau khớp xương quai hàm là một triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này mà không biết rằng đó có thể cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Bạn đang đọc: Đau khớp xương quai hàm
- Đau mỏi quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị nhanh nhất
- Đau cơ hàm nhai là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả
Nguyên nhân đau khớp xương quai
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau khớp xương quai hàm đặc biệt là vùng khớp thái dương hàm, trong đó loạn năng khớp thái dương hàm là một nguyên nhân hay gặp. Đây là một bệnh lý gây đau và rối loạn vận động quai. Bệnh lý này ban đầu gây đau các cơ vận động hàm (còn gọi là cơ nhai), gây tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp xương quai hàm
Ban đầu, đau khớp xương quai hàm chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Lúc đầu đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, tiếp đến là cả khớp thái dương và toàn đầu.
Tình trạng đau thường đi kèm không há miệng to ra được và nghe thấy tiếng lục khục trong khớp. Đau khớp xương quai hàm ảnh hưởng tới khả năng nhai, chế độ ăn uống nên cần phải điều trị sớm.
Điều trị đau khớp xương quai hàm
Để điều trị đau khớp xương quai hàm, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất là mất răng, làm giảm hiệu suất nhai và các răng lân cận bị xô lệch, có thể do mọc răng khôn, do làm răng giả sai kỹ thuật, hoặc tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm…Đôi khi bệnh còn do nghề nghiệp như nhạc công kéo đàn violon, người trực tổng đài phải thường xuyên kẹp điện thoại vào cổ… Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp kể trên đều dẫn đến đau khớp xương quai hàm. Chính vì thế khi bị bệnh cần đi khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Trẹo chân chườm nóng hay chườm lạnh?
Người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi có biểu hiện bệnh
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị đau khớp xương quai hàm là phẫu thuật và không phẫu thuật.
Không phẫu thuật:
Người bệnh cần loại bỏ những rối loạn ở cung răng, cho người bệnh mang máng nhai, làm răng giả, ăn thức ăn mềm, dùng thuốc giảm đau, an thần, xoa bóp vùng quanh hàm.
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể. Bên cạnh đó cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt để tránh ảnh hưởng tới vùng đau. Xoa bóp vùng quanh xương hàm để giảm dần triệu chứng.
Phương pháp phẫu thuật:
Áp dụng trong trường hợp nặng, tổn thương không phục hồi, tiếp tục đau sau khi đã được điều trị tích cực bằng các phương pháp không phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Đau thắt lưng dưới là bệnh gì?
Cần chú ý tới chế độ ăn uống trong và sau khi điều trị bệnh, ăn những thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt…
Phương pháp này cần phải được tiến hành tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp có trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn vô trùng cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Có như vậy mới giúp phẫu thuật điều trị đau khớp xương quai hàm thành công, tránh nhiễm trùng cho người bệnh.
Trong và sau quá trình điều trị đau khớp xương quai hàm, người bệnh cần phải chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh ăn đồ cay nóng, cứng. Thay vào đó là ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt, ăn nhiều rau xanh, củ quả nhằm cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Để tìm hiểu thêm thông tin về chứng đau khớp xương quai hàm, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.