Cẩn thận với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Các bậc phụ huynh đều nghĩ rằng, bệnh xương khớp chỉ xảy ra ở người lớn còn trẻ em khi đau nhức, mỏi xương là dấu hiệu bình thường, do trẻ nô nghịch nhiều rồi nghỉ ngơi sẽ hết. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm có thể làm bệnh của trẻ nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Cẩn thận với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Cẩn thận với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Quan niệm bệnh xương khớp trẻ nhỏ không mắc phải là một sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải.

Ngồi ở khoa Xương khớp của Bệnh viện Thu Cúc, chị Hiền đang đưa bé Hoàng Anh 7 tuổi đi khám. Gần đây, bé thường kêu đau khớp ngón tay, nhất là vào buổi sáng, mẹ phải xoa bóp khớp ít phút bé mới cử động dễ dàng được. Các khớp ngón tay bị đau và sưng lên; bé xanh xao, mệt mỏi, sụt cân và kém ăn; có nhiều hạt nổi dưới da gần khớp và nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân.
Bác sĩ sau khi thăm khám, xét nghiệm cho biết bé Hoàng Anh bị viêm khớp dạng thấp. Chị rất bất ngờ vì cũng không nghĩ được con còn ít tuổi như thế mà đã bị bệnh này.
Bé Hoàng Anh được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị và hướng dẫn mẹ về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho bé.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Cẩn thận với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Các đốt ngón tay của bé bị đau và sưng lên.

Các thể của viêm khớp dạng thấp biểu hiện ở trẻ

Thể đa khớp: Viêm từ 4 khớp trở lên và kéo dài trên 6 tháng, trẻ sẽ bị sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém. Về triệu chứng ở khớp, đa số bắt đầu từ một khớp, sau đó phát triển sang khớp khác với tính chất đối xứng, sưng đau, phù nề, có thể có tràn dịch khớp gối, bệnh hay gặp ở khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu. Có 2 dạng:
– Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp âm tính: Tổn thương lan tỏa nhiều khớp, kể cả các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, các ngón tay, sưng, nóng, đau nhưng ít khi đỏ. Trẻ sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu máu. Xét nghiệm thấy gan, lách, hạch đều to…
– Thể đa khớp với yếu tố dạng thấp dương tính: Các biểu hiện viêm khớp rất nặng kèm theo viêm mạch máu và các nốt dạng thấp.
Bệnh thường tiến triển lâu dài, tăng dần, nếu không kịp thời đưa con điều trị sẽ dẫn đến dính và biến dạng các khớp, teo cơ nhiều. Trẻ có thể gặp những khó khăn trong các hoạt động bình thường và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt.
Thể ít khớp: Tình trạng viêm khớp xảy ra ở dưới 4 khớp và diễn biến qua 6 tháng. Thường gặp ở các bé gái với tổn thương ở các khớp lớn như: khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay. Ít khi có tổn thương các khớp nhỏ, khớp háng và cột sống. Thường bị ở khớp gối, khớp sưng đau nhưng vẫn đi lại vận động được. Có hai kiểu:
– Thể ít khớp kiểu 1: Bệnh xuất hiện sớm trước 4 tuổi, số khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn thương các khớp nhỏ, xương sống và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy hoại. Tuy nhiên nếu không điều trị, trẻ có nguy cơ biến chứng mắt (30%), bị viêm mống mắt mạn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi có tổn thương ở khớp. Khi viêm, mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu…
– Thể ít khớp kiểu 2: Khởi phát chậm sau 8 tuổi, thường gặp ở bé trai. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và khớp thái dương hàm kèm theo có đau gân gót và bàn chân. Nếu để kéo dài sẽ dẫn đến viêm cứng cột sống, viêm ruột mạn tính.

Xử trí với bệnh viêm khớp dạng thấp

Cẩn thận với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lý

Trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường do yếu tố tự miễn, không do vi khuẩn. Chính vì thế mà trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế chuyên sâu để phân biệt với các nguyên nhân viêm khớp khác như nhiễm khuẩn, lao khớp, viêm khớp do virus, thấp khớp… từ đó có định hướng điều trị hợp lý.
Khi đã xác định được đúng bệnh, thì nguyên tắc điều trị cơ bản là chống viêm, giảm đau, điều trị triệu chứng toàn thân và phục hồi chức năng vận động của khớp.
Kiểm soát được tình trạng viêm khớp càng nhanh càng tốt. Việc uống thuốc phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các di chứng về sau.
Vì bệnh thường kéo dài mạn tính nên bố mẹ cần có các biện pháp kích thích tăng trưởng và phát triển cho trẻ; nâng đỡ tinh thần; học cách chăm sóc con về dinh dưỡng và luyện tập.
Ngay khi trẻ có biểu hiện sưng, đau, cứng tại các khớp, hãy đưa con đi khám tại các cơ sở y tế để xác định đúng bệnh và có cách điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *