Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không và những thông tin cần biết

Răng khôn hay còn gọi là chiếc răng hàm số 8 – Chiếc răng mọc cuối cùng khi chúng ta ở độ tuổi từ 18 tới 25. Đây là chiếc răng gây nhiều tranh cãi cho các nhà khoa học bởi chức năng của nó không rõ ràng. Vậy nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không và những thông tin cần biết

1. Tìm hiểu về răng khôn

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trên cung hàm, chân răng mọc từ khi 10 tuổi nhưng tới 18-25 tuổi thì răng khôn mới mọc lên khỏi nướu. So với các răng khác thì răng khôn thường gây nên nhiều biến chứng là bởi nó mọc trong cùng và sau cùng trên khuôn hàm nên khi phần niêm mạc và mô mềm cũng như xương hàm đã cứng vị trí của răng khôn sẽ không thể mọc như tự nhiên mà thường khiến răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm.

Do vị trí nằm trong cùng xương hàm nên thực hiện nhổ răng khôn sẽ khó và phức tạp hơn so với những răng khác. Bởi vậy, nhổ răng khôn còn được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không và những thông tin cần biết

Thực hiện nhổ răng khôn sẽ khó và phức tạp hơn so với những răng khác

2. Tại sao phải nhổ răng khôn?

Mọi người lo lắng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống dây thần kinh nên luôn ngần ngại trong quyết định có nên nhổ răng khôn không? Họ thà chịu đau đớn một vài ngày theo chu kì lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian răng mọc chứ không chịu tới gặp nha sĩ để nhổ bỏ chiếc răng này.

Tuy nhiên, thực tế là việc nhổ răng khôn không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Và bạn bắt buộc phải tiến hành nhổ răng khôn khi gặp phải một số trường hợp sau:

– Răng khôn bị sâu: Mảng bám tấn công bề mặt răng tạo thành sâu răng. Khi sâu răng tiến triển tạo thành lỗ trên bề mặt răng có thể ảnh hưởng đến răng khác và sức khỏe toàn hàm, thế nên răng khôn bị sâu cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

– Răng khôn viêm nướu: Khi độc tố ở mảng bám tấn công mô nướu, làm cho nướu sưng đỏ và gây đau nhức mỗi khi ăn nhai và vệ sinh. Lúc này để khôi phục chức năng ăn nhai và loại bỏ dứt điểm cảm giác khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn bị viêm nướu.

– Răng khôn biến chứng: Răng khôn khi bị biến chứng mọc ngầm mọc lệch sẽ đâm xiên vào chân răng lân cận khiến những chiếc răng này đứng trước nguy cơ lung lay và rụng sớm. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần phải tiểu phẫu loại bỏ răng khôn biến chứng ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì để bớt đau, nhanh lành thương?

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không và những thông tin cần biết

Răng khôn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt của bạn

3. Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?

Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân, các chân mọc phân kỳ hay răng mọc sát dây thần kinh hàm dưới đều là những yếu tố gây khó nhổ cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ như sưng, đau, mất cảm giác môi cằm tạm thời.

Về cơ bản do đặc thù khá riêng biệt trên cung hàm mà nhổ răng khôn gây tổn thương vùng nướu nhiều hơn các răng khác. Nếu sức khỏe của bạn bình thường, không mắc phải các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…thì nhổ răng khôn bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe hay dây thần kinh. Nếu bạn đang mắc một trong số các bệnh lý toàn thân nêu trên thì cần thông báo trước khi điều trị để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp và chú ý hơn.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không và những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ cha mẹ cần chú ý

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe là thắc mắc của nhiều người

Hơn nữa trong suốt quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái và dễ chịu. Sau khi các công đoạn kết thúc, người bệnh sẽ được cầm máu và có thể trở về nhà ngay. Như vậy, chỉ sau khoảng 15 – 20 phút, bác sĩ đã lấy hết chiếc răng khôn ra khỏi xương hàm, thế nên các bạn hãy yên tâm thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nha khoa nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *