Khi cuộc sống hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như khí hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan… Kiểm tra sức khỏe định kỳ luôn là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy, trong 1 năm để bảo vệ cơ thể tốt nhất, mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mấy lần trong năm?
Bạn đang đọc: Kiểm tra sức khỏe định kỳ mấy lần trong năm thì tốt?
Kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị
Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ được coi là giải pháp để mỗi người chủ động bảo vệ cơ thể tránh xa mầm mống bệnh. Dù là có bệnh hay không có bệnh, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đều được mọi người hình thành thói quen để sớm phát hiện bất thường trong cơ thể từ đó có giải pháp điều trị tốt nhất.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị
Hầu hết các loại bệnh, ngay cả một số bệnh ung thư cũng có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm khi còn trong giai đoạn mầm mống. Tuy nhiên, nhiều người thường mang tâm lý chủ quan, “có bệnh mới chữa” và chưa coi trọng việc khám sức khỏe định kỳ cũng như không biết những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho mình và những người thân.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp mọi người phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể
Nếu bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ khi phát hiện bệnh sớm bạn sẽ rút ngắn được khoảng thời gian điều trị và tiết kiệm được mức chi phí tối đa. Bởi vậy, ngay từ khi chưa có bệnh, mọi người hãy chủ động thăm khám để nâng cao sức khỏe và có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mấy lần trong năm?
Để chủ động bảo vệ sức khỏe tránh xa mầm mống bệnh, theo các chuyên gia y tế mọi người nên hình thành thói quen khám sức khoẻ 2 lần/năm. Đây chính là biện pháp tối ưu giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian thăm khám sức khỏe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, kinh tế, tiền sử gia đình… Thế nhưng thời gian tối thiểu để đăng ký thăm khám sức khỏe theo định kỳ mà mọi người nên thực hiện đó là 1 lần/năm.
-
Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi khi đăng ký gói khám sức khỏe tổng quát
Mọi người nên hình thành thói quen thăm khám sức khỏe từ 1 – 2 lần/năm
- Tùy theo độ tuổi nhất định mà bạn cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát khác nhau vì nó liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi.
- Với những người có tiền sử cá nhân, gia đình mắc bệnh tim mạch, ung thư hay có các thói quen không tốt cho sức khỏe như uống bia rượu, hút thuốc, ăn nhiều chất béo, ít chất xơ… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với tuổi.
Như vậy, thời gian thích hợp để mọi người kiểm tra sức khỏe định kỳ cần hình thành cho bản thân đó là thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/năm. Với thời gian thăm khám phù hợp sẽ giúp mọi người tránh xa mầm mống bệnh để từ đó có giải pháp bảo vệ cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Ở đâu kiểm tra sức khỏe tốt nhất hiện nay?
Khi có dự định kiểm tra sức khỏe định kỳ, vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm hiện nay đó là nên đăng ký kiểm tra sức khỏe ở đâu tốt nhất? Tự hào là Bệnh viện lớn hội tụ đầy đủ những điểm mạnh có được – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh tin chọn.
-
>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe định kỳ cho công ty và 3 lưu ý cần biết
Thu Cúc – Địa chỉ thăm khám uy tín và được nhiều người bệnh tin chọn
Đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại Thu Cúc, mọi người sẽ có cơ hội trải nghiệm thăm khám với:
- Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ
- Thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tình thăm khám
- Nhân viên thân thiện, nhiệt tình và luôn điều hướng, giúp đỡ tốt nhất cho mọi người bệnh
- Quy trình khám và kết hợp điều trị (nếu mắc bệnh) khép kín giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh
- Bên cạnh đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có dịch vụ trả kết quả online nên người bệnh không mất thời gian đợi kết quả
- Dịch vụ đặt hẹn khám trước qua tổng đài, giúp người bệnh không mất thời gian đi lại
- Trường hợp sau thăm khám mà phát hiện bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị với đội ngũ bác sĩ trong nước và quốc tế giỏi
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.