Bệnh viêm khớp vẩy nến là một dạng của bệnh vẩy nến ảnh hưởng tới các khớp xương. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sưng, đau, nóng đỏ ở các khớp, thường khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp. Cần phát hiện sớm căn bệnh này và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh viêm khớp vẩy nến?
Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui nhưng vô cùng hữu ích kiểm tra và giải đáp cho bạn kiến thức về bệnh viêm khớp vảy nến. Bạn đọc có thể tham khảo để có những thông tin bổ ích nhé.
Hầu hết những người mắc bệnh vẩy nến cũng mắc bệnh viêm khớp vẩy nến?
Sai. Khoảng 1/3 những người mắc bệnh vẩy nến phát triển bệnh viêm khớp vẩy nến. Viêm khớp vẩy nến xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh và mô. Các phản ứng miễn dịch xảy ra bất thường gây ra viêm khớp xương cũng như sản xuất quá mức tế bào da. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến tương tự như viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra người bệnh còn bị đau, sưng, cứng khớp, thường là ở ngón tay và ngón chân. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến thắt lưng, cổ tay, đầu gối hoặc mắt cá chân.
Một người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp vẩy nến nếu:
A: Bố mẹ mắc bệnh
B: Là phụ nữ
C: Có làn da đẹp
Câu trả lời đúng là A. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có nhiều khả năng liên quan tới yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Cụ thể theo thống kê có khoảng 40% người bệnh vẩy nến có lịch sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vẩy nến. Vì thế một người có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp vẩy nến nếu cha mẹ họ đã từng mắc bệnh.
Có thể dùng túi nước đá để giảm đau do viêm khớp vẩy nến?
Đúng. Quấn túi nước đá trong một chiếc khăn và đặt lên vùng khớp bị sưng, đau nhức sẽ giúp làm dịu cơn đau tạm thời. Đá lạnh có thể làm giảm bớt viêm. Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen, chườm nóng hoặc dùng khăn ấm cũng có thể làm giảm đau khớp và đau nhức cơ bắp.
Viêm khớp vẩy nến thường ảnh hưởng đến:
A: Răng
B: Tóc
C: Móng tay, móng chân
- Những thay đổi ở móng do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp vẩy nến thường là móng rỗ như bị châm kim, bong móng …
Câu trả lời đúng là C.Những thay đổi ở móng do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp vẩy nến thường là móng rỗ như bị châm kim, bong móng và một số biểu hiện khác như như mất màu móng, dầy móng…
Bệnh viêm khớp vẩy nến có bao nhiêu loại?
A: 1 loại
B: 3 loại
C: 5 loại
Câu trả lời đúng là C. Bệnh viêm khớp vẩy nến được chia thành 5 loại và biểu hiện khác nhau trong từng trường hợp. Một loại ảnh hưởng đến 5 khớp hoặc nhiều hơn theo cặp (như cả hai đầu gối hoặc cả hai khủy tay). Loại thứ hai thường ảnh hưởng dưới 5 khớp và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Loại thứ ba gây đau và sưng ở các khớp nối cột sống với khung xương chậu. Loại thứ tư ảnh hưởng tới cột sống (còn gọi là viêm cột sống vẩy nến). Loại thứ năm hiếm gặp nhất nhưng tiến triển rất nhanh gây phá hủy xương và biến dạng khớp nặng, thường là ở ngón tay và ngón chân.
Triệu chứng nào của bệnh viêm khớp vẩy nến xuất hiện trước?
A: Các triệu chứng ở da
B: Các triệu chứng ở khớp
Câu trả lời đúng là A. Thông thường những người mắc bệnh viêm khớp vẩy nến đã có bệnh vẩy nến. Nếu đã có những triệu chứng của bệnh vẩy nến ở da, hãy thông báo cho bác sĩ ngay khi cảm thấy đau nhức ở bất cứ vị trí nào. Các triệu chứng viêm khớp vẩy nến có thể là:
- Cứng khớp
- Đau nhức khớp
- Sưng tấy
- Ngón tay và ngón chân bị sưng
- Mắt đỏ và đau
Điều trị sớm có thể hạn chế thiệt hại cho các khớp xương.
Hình thức luyện tập nào tốt nhất cho người bệnh viêm khớp vẩy nến?
A: Bơi
B: Đá bóng
C: Người bệnh không nên tham gia các hoạt động thể chất
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa điều trị bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ
- Việc luyện tập giúp bảo vệ khớp bằng cách tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh.
Câu trả lời đúng là A. Tập thể dục, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm đau và hỗ trợ người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. Việc luyện tập cũng giúp bảo vệ khớp bằng cách tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh.
Nên lựa chọn những hình thức luyện tập tốt cho khớp như đi xe đạp hoặc bơi lội. Với những người từ trước không có thói quen vận động nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thức luyện tập phù hợp nhất với tình trạng cá nhân và bắt đầu từ từ. Có thể khởi động bằng 5 phút đi bộ chậm và sau đó dần tăng lên 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
Bệnh viêm khớp vẩy nến được điều trị như thế nào?
Bệnh được điều trị theo nguyên tắc kết hợp điều trị song song các tổn thương da và tổn thương khớp, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp khác như: tập thể dục, thay đổi lối sống lành mạnh, vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động…
Với trường hợp nhẹ, bệnh chỉ ảnh hưởng tới một vài khớp có thể sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid đơn độc hoặc phối hợp với tiêm thuốc corticosteroid tại khớp. Trong khi đó viêm khớp vẩy nến trung bình hoặc nặng đòi hỏi sử dụng các thuốc điều trị cơ bản như methotrexate và/hoặc các chế phẩm sinh học.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.