Các bệnh về mắt ở độ tuổi còn nhỏ như cận thị, viễn thị, lệch khúc xạ hay loạn thị đều được xem là tật khúc xạ mắt ở trẻ em. Trong các bệnh này, cận thị là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ, nhất là việc học tập.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các loại tật khúc xạ mắt ở trẻ em
1. Tìm hiểu thêm về tật khúc xạ ở trẻ em
Chúng ta nhận định mắt có tật khúc xạ khi mắt không hội tụ đúng các tia sáng đi vào mắt, dẫn đến việc hình ảnh không rơi đúng vào võng mạc.
Tật khúc xạ ở trẻ em là bệnh lý về mắt ngày càng phổ biến hiện này
Theo báo cáo, càng ngày tật khúc xạ càng phát triển về cả số lượng lẫn tính nghiêm trọng của bệnh. Ước tính có 49,8% dân số toàn Thế Giới ( rơi vào hơn 4 tỷ người) sẽ mắc bệnh cận thị tính đến năm 2050 (Theo nghiên cứu chuyên sâu của Thế Giới. )
Nhưng đáng lo ngại là, dự tính có gần 1 tỷ người sẽ mất thị lực do thoái hóa bán cầu nhãn. Người bệnh có thể bị khiếm thị nếu mất thị lực do cận.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, tật khúc xạ ở trẻ em sẽ không chỉ bị ảnh hưởng thị lực mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Theo báo cáo, nhiều trẻ không tự tin trong sinh hoạt hàng ngày như đến trường hoặc chơi đùa, dẫn đến sự tư ti và mặc cảm. Bên cạnh đó mắc các tật khúc xạ sẽ làm cản trở nhiều hoạt động và sinh hoạt của bé hàng ngày
2. Một số tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp
Có nhiều loại tật khúc xạ ở trẻ em nhưng trẻ em thường gặp 3 loại tật khúc xạ dưới đây.
2.1 Cận thị
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân cụ thể gây nên cận thị vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên những hành động dễ gây nên cận thị của trẻ như
– Chơi điện tử, sử dụng điện thoại hay xem ti vi quá lâu.
– Đọc sách hay học bài trong phòng không đủ ánh sáng, tư thế ngồi sai,..
– Chế độ dinh dưỡng không đủ vitamin thiết yếu.
– Môi trường ô nhiễm
– Yếu tố di truyền
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ nguy hại đến sức khỏe thị lực
Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu và không đúng tư thế có thể gây cận thị ở trẻ
Cận thị sẽ gây nhiều khó khăn cho trẻ khi học bài, mắt sẽ bị mỏi, có thể dẫn đến lác mắt hoặc co quắp mi. Lâu dần hai mắt sẽ mất đi sự phối hợp. Trẻ thường phải nheo mắt để nhìn cũng ảnh hưởng nhiều đến làn da mỏng vùng mắt. Về lâu dài, cận thị có thể gây biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, đục dịch kính,… và có thể khiến mắt bị mù lòa.
2.2 Viễn thị
Viễn thị là bệnh ngược lại của cận thị. Nếu cận thị nhìn xa sẽ bị mờ thì viễn thị nhìn gần sẽ mờ hơn nhìn xa. Trong trường hợp bệnh nặng, người bị viễn thị sẽ nhìn mờ cả lúc nhìn xa và gần.
Khi mắt bị viễn thị, trục nhãn cầu ở mắt sẽ ngắn hơn so với mắt bình thường, võng mạc sẽ nằm trước hình ảnh của vật. Khi bị viễn thị, trẻ sẽ cảm thấy đau đầu, không thoải mái.
Có hai giai đoạn của viễn thị. Ban đầu kéo dài 1 đến 3 năm, mắt của trẻ sẽ có khả năng tự điều tiết. Nhưng sau một thời gian dài, mắt không thể điều tiết đáp ứng đủ cho độ viễn thị, lúc đó mắt có thể bị lác và nhìn mờ.
2.3 Loạn thị
Loạn thị cũng là một trong các tật khúc xạ ở mắt ở trẻ em. Người bị loạn thị sẽ thấy mờ cả xa và gần, trong đa số trường hợp vật nhìn sẽ không đúng hình dạng.Một số biểu hiện loạn thị để bố mẹ phát hiện sớm như khi đọc sách hay nhìn lên bảng, bé sẽ nhìn nhầm chữ này sang chữ kia. Ví dụ chữ T đọc thành chữ Y hoặc ngược lại. Loạn thị có thể điều chỉnh bằng cách đeo kính trụ tùy theo việc bé bị lọan phối hợp hay đơn thuần.
2.4 Lệch khúc xạ
Khi hai mắt có sự khúc xạ khác nhau, ví dụ một mắt viễn và một mắt cận, hoặc cả hai đều bị tật cận hoặc viễn nhưng không giống nhau về mức độ thì khi đó bé đã bị lệch khúc xạ. Trong nhiều trường hợp, có thể một mắt cận thị đơn thuần nhưng mắt còn lại là chính thị, hoặc một mắt bị viễn thị loạn hoặc cận thị loạn nhưng mắt còn lại chỉ bị cận hoặc viễn đơn thuần.
Khi bé bị bệnh này, thị lực ở mắt sẽ rất mệt mỏi và không phát triển được bình thường. Bố mẹ cần đi khám định kì và đeo đúng kính để bé không bị nhược thị lực.
3. Cách hạn chế mắc tật khúc xạ ở trẻ em
Tật khúc xạ ở trẻ em chưa có nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên bố mẹ có thể nhắc nhở bé những hành động sau để hạn chế mắc bệnh.– Tập thói quen có tư thế ngồi học chính xác
– Bàn ghế học tập cho bé nên đặt riêng để phù hợp với chiều cao của trẻ. Để tốt cho mắt nhất thì khoảng cách từ mặt bàn đến mắt bé là 30cm trở lên.
– Bố mẹ nên lắp đèn trong phòng học hoặc phòng đọc sách của bé màu vàng, có ánh sáng hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên sắp xếp vị trí học của bé gần ban công hoặc cửa sổ để tận dụng tốt ánh sáng trời.
– Có giới hạn thời gian dùng ti vi, chơi điện tử cho bé. Khi chơi hoặc xem ti vi nên ngồi xa.– Tập thói quen thể dục và thư giãn mắt nhiều lần trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Đeo kính sai độ có sao không?
Hãy cho trẻ đi khám mắt định kỳ để phòng tránh các bệnh về mắt
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho bé đi khám mắt định kỳ và thực hiện sớm. Độ tuổi nên bắt đầu khám tật khúc xạ ở trẻ em là 3 tuổi. Việc khám khúc xạ mắt nên được thực hiện theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ, thông thường từ 1 năm hoặc 6 tháng một lần. Bố mẹ không nên trì hoãn lịch khám mắt của bé, bởi lúc còn nhỏ bé chưa thể nói rõ được tình trạng mắt của mình, tật khúc xạ ở trẻ em sẽ khó phát hiện tại nhà.Tại hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hàng triệu ca mắc tật khúc xạ ở trẻ em đã được thăm khám, điều trị cũng như chăm sóc mắt toàn diện tại chuyên khoa mắt. Bởi tại Thu Cúc TCI có nhiều thế mạnh nổi trội như đội ngũ chuyên gia nhãn khoa giàu kinh nghiêm và giỏi chuyên môn, trang thiết bị tân tiến bậc nhất, dịch vụ chăm sóc 5 sao tận tâm. Bên cạnh đó chi phí thăm khám và chữa trị tật khúc xạ mắt ở trẻ em của chúng tôi rất hợp lý bởi được áp dụng đồng thời nhiều loại bảo hiểm.Nếu bạn quan tâm đến các gói khám mắt tại Thu Cúc TCI hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.