Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Bên cạnh việc thăm khám và điều trị với bác sĩ thì một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mà bệnh viêm tai giữa gây ra. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa cần hạn chế ăn để bệnh mau khỏi hơn.

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm tai giữa là gì?

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm tai giữa là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường xảy ra ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Viêm tai giữa là tình trạng viêm vùng tai giữa, đây là một bệnh lý thuộc viêm đường hô hấp trên, chủ yếu là do biến chứng từ các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm Amidan,… gây ra.

Viêm tai giữa có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có tiết dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc điểm giải phẫu tai và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn, đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng còn “non nớt” vì vậy dễ bị virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa, ngoài cấu trúc tai chưa hoàn thiện, còn có các nguyên nhân như sau:

– Khói thuốc lá

– Nhóm bé bú bình có khả năng bị viêm tai hơn bé bú mẹ. Điều này là do khi bé nằm và mút sữa bình thì sữa từ trong tai có thể tràn vào ống thính giác, gây viêm.

– Trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm VA,…

– Trẻ đi bơi không trang bị bảo hộ bị nước chui vào tai, gây nhiễm khuẩn trong tai,…

Bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì?

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Người bị viêm tai giữa không nên ăn đồ ăn cứng. (ảnh minh họa)

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời,  có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ và gây viêm màng não. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên tránh gồm:

– Không nên ăn những đồ ăn “cứng”, cũng như không nên ăn vặt thường xuyên. Lý do là vì động tác nhai của cơ và khớp hàm, nếu quá thường xuyên, nhai mạnh, là yếu tố bất lợi cho tiến trình hồi phục tai.

– Trẻ bị viêm tai nên tìm cách giới hạn tất cả các thực phẩm làm tăng đường huyết một cách đột ngột, không nên ăn nhiều những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như chè, bánh ngọt,…

– Không nên cho trẻ ăn các loại trái cây sây khô như chuối, mít, quả chà là khô, cam thảo,  vì các loại thức ăn này có thể làm tăng huyết áp, gây ù tai vì tăng áp lực trong mạng lưới tuần hoàn vi mạch của loa tai và có thể gây chóng mặt cho trẻ.

– Không dùng thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu, mỡ vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng sự đau đớn.

– Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: Đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ…

Bên cạnh đó trẻ bị viêm tai giữa không nên cho tiếp xúc với rượu, bia, khói thuốc lá.

Vậy bị viêm tai giữa nên ăn gì?

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Hóc xương cá – Xử trí đúng cách để tránh nguy hại

Người bị viêm tai giữa nên ăn nhiều rau quả. (ảnh minh họa)

Ngoài các thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn, thì sau đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên bổ sung, đó là:

– Cho trẻ ăn nhiều rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và trái cây khô.

– Bổ sung vitamin C hỗ trọ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…

– Vitamin A và kẽm (cà rốt, cà chua) cũng giúp giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chống oxy hóa.

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm và Vitamin, có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng đau nhức tai do bệnh gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *