Tầm soát ung thư vòm họng là phương pháp giúp bạn phát hiện sớm và điều trị ung thư vòm họng hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu là điều khiến nhiều người còn băn khoăn. Hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Bạn đang đọc: Tư vấn: Tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu?
1. Tổng quan về căn bệnh ung thư vòm họng bạn cần biết
1.1. Những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư vòm họng
Các dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng thường không xuất hiện rõ ràng. Do đó, đến khi cơ thể “lên tiếng” thì lúc này bệnh đã ở vào giai đoạn muộn và khó điều trị thành công. Dưới đây là một số dấu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư vòm họng bạn cần lưu ý:
Xuất hiện tình trạng tượng nổi hạch ở cổ
Nổi hạch ở cổ là một trong những triệu chứng phổ biến mà bạn không thể bỏ qua đối với căn bệnh ung thư vòm họng. Phổ biến nhất là vị trí hạch cổ cao, đặc biệt là vị trí hạch sau tuyến mang tai. Ngoài ra có thể xuất hiện hạch tại một hoặc cả hai bên cổ. Nếu thấy có hiện tượng nổi hạch bất thường, bạn hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Thường xuyên bị ho và đau họng
Các dấu hiệu như ho kéo dài hay đau họng gây khó nuốt khi ăn hoặc khàn tiếng cũng có thể cảnh báo bạn có nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy ngạt tắc mũi, chảy máu mũi hoặc xì ra chất nhầy lẫn máu do u lớn gây bít tắc hoặc do hoại tử.
Hãy cảnh giác với những bất thường trong cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh
Thị giác suy giảm
Khi khối u ác tính trong cơ thể phát triển mạnh sẽ gây ra các biến chứng, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể mắc phải một số vấn đề về mắt như: suy giảm thị lực, lác mắt hoặc sụp mí. Bởi khi khối u lan rộng vào nền sọ sẽ làm liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động của mắt.
Thường xuyên thấy đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Khi bệnh đã phát triển mạnh mà người bệnh không phát hiện sớm thì sẽ cảm thấy tê bì vùng mặt do thần kinh tam thoa bị chèn ép. Kèm theo đó là các triệu chứng ở tai như mất khả năng nghe, ù tai một bên.
1.2. Ung thư vòm họng có thực sự nguy hiểm không?
Ở nước ta, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng chiếm khá cao. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm và không ngoại trừ đối tượng nào. Đáng nói, có tới 70% những người bị bệnh đều được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bệnh ung thư vòm họng rất dễ tái phát nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Vì vậy, ung thư vòm họng được đánh giá là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Tầm soát ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm bạn cần cảnh giác
1.3. Một số nguyên nhân gây ung thư vòm họng?
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác. Các chuyên gia y tế nhận thấy tồn tại một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:
- Nhiễm virus EBV hoặc HPV.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, khói, bụi.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều thực phẩm muối.
- Uống nhiều rượu bian và hút thuốc lá.
- Yếu tố di truyền: người có người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Tuổi tác: nếu càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao.
2. Tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu và những vấn đề liên quan
2.1. Trước khi biết tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu, hãy hiểu vì sao cần sàng lọc bệnh
Tầm soát (sàng lọc) ung thư vòm họng là một thủ thuật giúp bạn nhận diện ra mầm bệnh một cách nhanh chóng ở giai đoạn đầu. Bởi lúc này cơ thể chúng ta chưa xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cả. Chỉ khi các tế bào ung thư phát triển mạnh và gây tác động thì mới xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt để cảm nhận được. Chính vì vậy, tiến hành tầm soát ung thư vòm họng định kỳ là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nhìn chung, quy trình tầm soát ung thư vòm họng sẽ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Cụ thể như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tai mũi họng và khai thác thông tin tiền sử bệnh lý của bạn cũng như gia đình
- Xét nghiệm máu: Bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; định lượng Creatinin, Glucose; đo hoạt độ ALT, AST; định lượng SCC…
- Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm siêu âm hạch vùng cổ và nội soi tai mũi họng. 2 bước khám này giúp phát hiện sớm hạch vùng cổ và các khối u bất thường trong tai mũi họng của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu cam – dấu hiệu ung thư vòm họng cần cảnh giác
Nội soi tai mũi họng là bước khám quan trọng khi tiến hành tầm soát ung thư vòm họng
2.2. Trả lời câu hỏi: Tầm soát ung thư vòm họng giá bao nhiêu tiền?
Việc tầm soát ung thư vòm họng là điều vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Tuy nhiên, tầm soát ung thư vòm họng có chi phí bao nhiêu? Đây là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn và ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thăm khám của bản thân.
Trên thực tế, việc tầm soát ung thư vòm họng sẽ có nhiều phương pháp riêng. Tùy theo dấu hiệu lâm sàng ban đầu của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi tai mũi họng, sinh thiết nếu có nghi ngờ khi nội soi, chọc hạch hoặc xét nghiệm sinh hóa,… Mỗi phương pháp đó sẽ đòi hỏi máy móc hiện đại, phức tạp với các mức chi phí khác nhau. Thông thường, mức chi phí này thường dao động trong khoảng từ 400.000 đồng cho tới 3 triệu đồng.
Ngoài ra, chi phí tầm soát ung thư vòm họng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: cơ sở y tế mà bạn lựa chọn, chất lượng dịch vụ, chính sách ưu đãi… Do đó, để biết chính xác được chi phí tầm soát ung thư vòm họng, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến bệnh viện mà mình muốn thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Vị trí đau dạ dày ở đâu?
Hãy tầm soát ung thư vòm họng định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn
Bạn nên hiểu rằng, việc việc tầm soát ung thư là rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp bảo vệ cơ thể mà còn giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí hơn so với khi điều trị bệnh ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, đừng bỏ qua thói quen sàng lọc ung thư định kỳ. Lựa chọn gói tầm soát ung thư vòm họng là chính là phương pháp tốt nhất để bạn nắm rõ chính xác tình trạng bệnh hiện tại của mình và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.