Kết mạc là màng mỏng có vai trò quan trọng trong việc che phủ, bảo vệ nhãn cầu và mặt trong của mí mắt. Có nhiều tác nhân gây nên tình trạng viêm kết mạc, ảnh hưởng tới thị lực của mọi người. Nếu không điều trị viêm kết mạc kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc điều trị viêm kết mạc đúng cách
1. Tìm hiểu về bệnh lý viêm kết mạc
Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong và bóng, có tác dụng che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mí mắt. Kết mạc giúp bảo vệ, bôi trơn nhãn cầu để mắt có thể hoạt động một cách dễ dàng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm kết mạc mắt như do virus, vi khuẩn, dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo hoặc do bụi bẩn… Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc vi khuẩn, thì bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ mắt của người bệnh.
Ban đầu, bệnh thường xảy ra ở một bên mắt, sau đó lan sang bên mắt còn lại và gây nhiều triệu chứng khó chịu như kết mạc mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, đau mắt, giảm thị lực, phù mi mắt… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng chảy nước mũi, ho hoặc sốt, nổi hạch trên cơ thể…
Viêm kết mạc là tình trạng màng kết mạc ở mắt bị viêm do nhiều nguyên nhân như virus, dị ứng…
Đây là bệnh lý thường thấy ở nhiều người, đặc biệt là những ai phải sinh sống, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm… Những người bị viêm kết mạc cần phải có các biện pháp bảo vệ bản thân cũng như ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm cho những người xung quanh.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, bệnh viêm kết mạc nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới thị lực cũng như sức khỏe của người bệnh. Bệnh lý diễn biến phức tạp, cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của đôi mắt.
2. Nguyên tắc điều trị viêm kết mạc đúng cách
2.1. Điều trị bệnh viêm kết mạc bằng các loại thuốc
Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm kết mạc cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa dựa trên kết quả thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ mà từng người gặp phải. Về cơ bản, khi bị viêm kết mạc, mọi người thường được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc như:
– Kháng sinh: Có hiệu quả trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh nhỏ mắt có hiệu quả tức thời nhưng không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài.
– Thuốc kháng viêm: Sử dụng trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng sưng, đỏ ở mắt do viêm. Tuy nhiên, thuốc kháng viêm không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là có thể gây ra các tác dụng phụ như làm cao huyết áp, viêm loét da dày…
– Thuốc kháng Histamin H1: Giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng viêm kết mạc do dị ứng phấn hoa, bụi, lông động vật… Người bị viêm kết mạc nhưng bị tăng nhãn áp hoặc viêm tiền liệt không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc này để điều trị.
– Thuốc nhỏ mắt kết hợp: Được dùng phổ biến trong điều trị viêm kết mạc do kết hợp nhiều nhóm thuốc đem lại hiệu quả cao kể trên.
– Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: Khắc phục tình trạng kích ứng gây nên viêm kết mạc, có thể ngừa khô mắt hoặc chống xung huyết mắt.
Điều trị viêm kết mạc bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
2.2. Chăm sóc khi bị viêm kết mạc tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc điều trị thì việc chăm sóc và vệ sinh mắt tại nhà có thể góp phần hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh. Khi bị viêm kết mạc, người bệnh cần lưu ý vệ sinh mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp đắp lạnh cũng thường được áp dụng để giảm triệu chứng đau nhức mắt tức thời. Bạn có thể ngâm khăn sạch vào nước lạnh, sau đó vắt khô và đắp lên vùng mắt khoảng 10 phút để làm dịu tình trạng sưng đau. Tuy nhiên không nên dùng nước quá lạnh hay nước đá vì có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nhỏ nước mắt nhân tạo để tăng độ ẩm cho mắt, hạn chế tình trạng khô, đỏ mắt do viêm kết mạc.
Để đảm bảo an toàn, mọi người cần liên hệ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị tại nhà khi bị viêm kết mạc. Không tự ý điều trị theo các thông tin lan truyền trên mạng bởi điều này có thể khiến bệnh nặng thêm và để lại di chứng khó lường.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn 6 cách đơn giản để bảo vệ mắt vào mùa đông
Nhỏ vệ sinh mắt thường xuyên tại nhà để làm giảm sưng, viêm…
3. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc
Bệnh lý viêm kết mạc không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của đôi mắt mà còn gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, tác động tới tinh thần của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc, mọi người cần lưu ý:
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như môi trường ô nhiễm, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật…
– Sử dụng riêng vật dụng cá nhân trong sinh hoạt như: thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt, kính, chậu rửa mặt,…
– Không dụi tay lên mắt để tránh làm tổn thương niêm mạc mắt, mang kính bảo vệ mắt nhất khi ra ngoài ở những nơi nhiều khói bụi, ánh nắng mặt trời chiếu mạnh.
– Tránh để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt hoặc mi mắt của khi nhỏ thuốc để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
– Vệ sinh không gian sống thường xuyên để đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ và phát triển.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Thăm khám sức khỏe nhãn khoa thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể chủ động phòng và điều trị bệnh kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị lác mắt và hướng điều trị
Thăm khám sức khỏe nhãn khoa thường xuyên g để có thể chủ động phòng và điều trị bệnh kịp thời
Điều trị viêm kết mạc kịp thời và chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan trong điều trị bệnh, virus và vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra tình trạng bội nhiễm, có thể gây mất thị lực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của đôi mắt mà hãy tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.