Ung thư được hình thành và phát triển khi các tế bào bất thường tăng sinh một cách không kiểm soát được. Đây cũng là lý do vì sao bệnh ung thư là bản án tử của rất nhiều người khi phải đối mặt. Bởi vậy, tầm soát ung thư toàn thân hiện được xem là phương pháp hiệu quả và lý tưởng để phát hiện, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và nâng cao kết quả điều trị.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các phương pháp tầm soát ung thư toàn thân
1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư toàn thân
Dựa trên số liệu Ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAL, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 94.000 ca tử vong và hơn 300.000 người đang chung sống vì căn bệnh nguy hiểm này.
Tại nước ta, tỷ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng khá cao; trong khi nữ giới dễ mắc ung thư vú và cổ tử cung. Để ngăn chặn tỷ lệ tử vong tăng cao, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên chủ động đi tầm soát ung thư định kỳ hàng năm.
Việt Nam hiện đang nằm trong top quốc gia có tỷ lệ ca mắc ung thư cao ở châu Á
Tầm soát ung thư toàn thân chính là phương pháp hữu hiệu hiện nay để giúp phát hiện sớm, ngăn ngừa mầm mống gây ung thư, hỗ trợ kiểm soát bệnh và cải thiện sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, nó còn giúp xác định giai đoạn phát triển của bệnh ung thư, tăng hiệu quả chữa trị và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.
Việc làm này còn giúp giảm thiểu tổn thương tối đa cho cơ thể trong quá trình điều trị. Bởi khi ung thư phát triển ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị – có thể gây đau đớn cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm các tế bào ung thư sẽ cải thiện phần nào tổn thương cơ thể trước khi khối u kịp di căn; đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị hơn.
2. Phương pháp tầm soát ung thư toàn thân phổ biến
Hiện nay, giới y học sử dụng rất nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư và điều trị bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp tầm soát ung thư phổ biến thường được áp dụng đó là: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
2.1. Tầm soát ung thư toàn thân bằng xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp tìm ra dấu ấn ung thư, một loại protein đặc biệt được sản xuất từ tế bào ung thư. Nếu nồng độ định lượng trong máu tăng cao hơn mức bình thường, đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư. Ví dụ, dấu ấn ung thư gan là AFP, ung thư phổi là Cyfra 21-1, ung thư buồng trứng là CA-125,…
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp tìm ra chất chỉ điểm ung thư
Như vậy, thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể nghi ngờ và chỉ định người bệnh thực hiện một số các bước khám chuyên sâu để xác định vị trí khối u và phát hiện tế bào ung thư. Từ đó theo dõi quá trình phát triển bệnh và can thiệp ngăn ngừa kịp thời.
2.2. Tầm soát ung thư toàn thân bằng chẩn đoán hình ảnh
Nền y học ở nước ta đã có những bước tiến vượt trội nhờ biết cách áp dụng các công cụ, máy móc hiện đại vào hỗ trợ tầm soát bệnh lý, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh được xem là sự phát triển trong ngành công nghệ y học, bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI…
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Răng sứ Cercon giá bao nhiêu?
Chụp cộng hưởng từ MRI mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện bệnh
Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện, xác định chính xác vị trí các tế bào ung thư, theo dõi quá trình phát triển của khối u và mức độ xâm lấn, từ đó ngăn chặn kịp thời và giảm nguy cơ ung thư di căn sang các bộ phận khác. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng tia X quét toàn bộ cơ thể để cho ra những hình ảnh rõ nét nhất tại tất cả các vị trí nghi ngờ trên cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào những hình ảnh này để chẩn đoán.
Thông thường, phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong tầm soát hầu hết các bệnh ung thư như: ung thư tuyến vú, ung thư phổi, ung thư gan…
2.3. Tầm soát ung thư toàn thân bằng phương pháp thăm dò chức năng
Bên cạnh các phương pháp trên thì thăm dò chức năng là cách tầm soát chuyên sâu một bộ phận trên cơ thể, có thể kể đến phương pháp phổ biến hiện nay là nội soi tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại trực tràng). Đặc biệt, công nghệ nội soi NBI 5P được xem là bước tiến hiện đại trong kỹ thuật y tế và được đánh giá mang lại hiệu quả cao.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?
Nội soi NBI là kỹ thuật hiện đại trong y tế hiện đại ngày nay
Máy nội soi NBI 5P sử dụng dải tần ánh sáng hẹp có bước sóng chuyên biệt, cho phép đi xuyên sâu hơn vào niêm mạc giúp phân tích chi tiết và đánh giá tình trạng tổn thương bên trong các cơ quan hệ tiêu hóa như thực quản, dạ dày, đại tràng. Đặc biệt, ngày nay nội soi NBI có thể phóng đại hình ảnh gấp 100 lần, giúp các bác sĩ quan sát rõ các tổn thương dù nhỏ nhất để đánh giá, kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u trong cơ thể. Chính vì vậy, thăm dò chức năng bằng công nghệ nội soi NBI được xem là phương pháp hữu hiệu trong nền y học hiện nay giúp tầm soát ung thư.
3. Một số lưu ý chung khi tầm soát ung thư toàn thân
Bạn nên bỏ túi một số lưu ý chung dưới đây khi thực hiện tầm soát ung thư toàn diện:
- Khai báo trung thực, chi tiết và đầy đủ về tiền sử bệnh của mình và liều lượng thuốc đang dùng (nếu có).
- Lựa chọn địa chỉ y tế tầm soát ung thư uy tín – chất lượng để có kết luận chẩn đoán chính xác nhất.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các khuyến cáo của bệnh viện khi đi khám.
- Nhịn ăn sáng trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.
- Tránh nạp các chất kích thích vào cơ thể trước buổi thăm khám như nước ngọt, cà phê, nước có gas, bia rượu.
- Nên uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm.
- Không quan hệ tình dục trước khi đi khám (đối với nữ).
- Nên có mặt ở buổi khám trước 10 – 15 phút để hoàn tất thời gian làm thủ tục, không gây ảnh hưởng đến thời gian khám bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho quý vị thông tin chính xác về các phương pháp tầm soát ung thư toàn thân hiện đang được áp dụng hiện nay và có cái nhìn đa chiều về các phương pháp này hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.