Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm thế nào?

Một trong những bệnh lý liên quan tới não và hệ thần kinh mà chúng ta không thể chủ quan là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu người bệnh không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ khiến tính mạng bị đe dọa trực tiếp. Vậy bệnh này có những triệu chứng nào và mức độ nguy hiểm ra sao?

Bạn đang đọc: Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm thế nào?

1. Tổng quan về tai biến

Tai biến mạch máu não được xem là vấn đề về sức khỏe khá phổ biến trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Bệnh còn được biết đến với tên gọi: đột quỵ. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà cách xử lý, phác đồ điều trị đưa ra sẽ khác nhau. Đây chính là lý do vì sao cần phải định hình rõ loại tai biến người bệnh gặp phải.

Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm thế nào?

Đột quỵ được đánh giá là một trong những bệnh lý gây tử vong nguy hiểm hàng đầu hiện nay

Ngay sau khi tai biến xảy ra, tế bào não dần rơi vào trạng thái chết, còn não thì chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt với một số trường hợp vì không được phát hiện kịp thời mà bị tử vong ngay sau đó. Điều này cho thấy đây là một vấn đề về sức khỏe hết sức nghiêm trọng và có thể cướp đi mạng sống người bệnh bất cứ lúc nào.

Tại Việt Nam hiện nay số lượng bệnh nhân bị tử vong do tai biến ngày một tăng cao. Trước đây, đa số đối tượng của bệnh lý này là người cao tuổi và có thể trạng yếu. Nhưng những năm trở lại đây, chiếm tỷ lệ cao mắc tai biến và tử vong lại là người trẻ.

2. Phân loại và triệu chứng thường gặp

Vậy bệnh lý này gồm máy trường hợp và có những triệu chứng nào cần phải chú ý?

2.1. Những dạng tai biến mạch máu não thường gặp

Hiện nay theo nghiên cứu, các bác sĩ đang chia bệnh thành hai dạng chính: thiếu máu não và xuất huyết não. Trong đó, đa phần bệnh nhân được chuẩn đoán thiếu máu não gây ra đột quỵ (tỷ lệ này chiếm đến khoảng 80%)

Với tình trạng thiếu máu não, máu không được dẫn đến các tế bào não khiến chúng rơi vào hoại tử. Các triệu chứng của tai biến sẽ xuất hiện ngay sau đó khoảng tầm 4 giờ kể từ khi thiếu máu xảy ra. Khi này đòi hỏi bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời để đảm bảo mạng sống và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Còn với xuất huyết não là khi máu bắt đầu tràn tới mô và gây phù, đồng thời gia tăng áp lực với các mô xung quanh. Hiện tượng này xảy ra khá nhanh, phức tạp và rất khó để kiểm soát. Nhìn chung, tình trạng xuất huyết não được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn so với thiếu máu não. Vì vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng để có thể phát hiện sớm những triệu chứng bất thường từ cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Tăng huyết áp kháng trị: Nỗi lo sợ của nhiều người

Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm thế nào?

Hai dạng đột quỵ thường gặp: thiếu máu não và xuất huyết não

2.2. Những triệu chứng hay gặp ở tai biến mạch máu não

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu được phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Vì vây, điều đáng được quan tâm là: tai biến sẽ có những triệu chứng đặc trưng nào? Cơ hội hồi phục của người bệnh sẽ được tăng lên khi phát hiện và điều trị kịp thời?

Một trong những dấu hiệu chính mà bạn không nên lơ là: chóng mặt, nhức đầu dữ dội, tay chân yếu, tê tay tê chân khó chịu,… Bên cạnh đó, một vài bệnh nhân sẽ cảm thấy bị khó nói, đột ngột méo miệng,… Khi có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần đó để được cấp cứu sớm.

Đặc biệt, khi đó người bệnh cần cẩn trọng hạn chế không vận động mạnh hay ở một mình vì những triệu chứng sẽ diễn biến rất nhanh. Trong trường hợp không may bệnh chuyển biến xấu, khi đó người bệnh sẽ không kịp xoay xở kịp cho tới khi y tế tới.

Khoảng thời gian vàng trong chuẩn đoán và cấp cứu kịp thời được tính là: 3 giờ đầu. Vì vậy, cần tận dụng tốt nhất khoảng thời gian này để cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân. Chỉ sau 3 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng, các tế bào não sẽ rơi vào hoại tử nặng và đe dọa đến tính mạng.

3. Đột quỵ nguy hiểm đến mức nào?

Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng đột quỵ thật sự rất nguy hiểm. Tùy thuộc vào nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ mà triệu chứng và thời gian cứu chữa bệnh nhân sẽ khác nhau. Nhất là ở những người đang có bệnh nền thì triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn.

Đa số những bệnh nhân tai biến đều phải đối mặt với các di chứng như: tim, phổi, não,… Đã có nhiều người được chuẩn đoán bị viêm phổi sau khi điều trị đột quỵ. Vì sau hoặc trong lúc bị, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong ăn uống và dễ bị các vấn đề về phổi. Ngoài ra, một số lại bị loét tỳ đè, kéo theo khả năng về vận động cũng bị giảm đi do nằm quá nhiều. Thậm chí có thể bị liệt tứ chi hay cơ bắp yếu đi sau khi trải qua đột quỵ.

Một vài các biến chứng khác cũng có thể gặp phải như: phù nề não, động kinh, kém trí nhớ, rối loạn về ngôn ngữ, thị giác,… Nhìn chung khi trải qua đột quỵ, đa phần bệnh nhân sẽ bị suy yếu về sức khỏe và một số chức năng thì không thể hồi phục lại.

Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tiếng tim hẹp van 2 lá: Yếu tố chẩn đoán không nên bỏ qua

Đột quỵ nếu không kịp thời được sơ cứu có thể gây tử vong rất nhanh

4. Phòng ngừa với bệnh tai biến

Để có thể phòng ngừa tốt với đột quỵ, điều đầu tiên bạn cần chú ý duy trì lối sống sinh hoạt hàng ngày lành mạnh và khoa học.

– Ăn uống đủ bữa, đúng giờ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế tối đa hấp thụ những đồ ăn dầu mỡ, chứa nhiều chất béo, cholesterol,… bên cạnh đó cần tăng cường ăn rau củ quả, các loại hạt, thịt trắng, cá, ngũ cốc,…

– Không rượu, bia và các loại đồ uống chứa cồn hay chất kích thích.

– Xây dựng chế độ thể dục, thể thao lành mạnh, luyện tập đều đặn (khoảng 30-40 phút/ngày).

– Giữ ổn định về cân nặng, tránh để bản thân rơi vào thừa cân, béo phì.

– Tránh các vấn đề gây căng thẳng, mệt mỏi và phải suy nghĩ quá nhiều.

– Đảm bảo về cả thời gian và chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya.

– Cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt rõ tình trạng của bản thân.

Tai biến có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, vì vậy không nên chủ quan với bệnh lý này. Mọi người cần chủ động duy trì lối sống khoa học và mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan tới bệnh. Từ đó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa các yếu tố gây ra bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *