Các bệnh lý về tai-mũi-họng thường “lai dai”, tái phát lại nhiều lần, và nếu không được xử trí hiệu quả sẽ gây ra tình trạng viêm họng bội nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin để bạn hiểu được viêm họng bội nhiễm là gì? Tại sao viêm họng bội nhiễm lại phải dùng kháng sinh? Còn viêm họng thông thường (viêm họng do virus) lại được khuyến cáo rằng không nên tự tiện dùng kháng sinh?
Bạn đang đọc: Viêm họng bội nhiễm là gì? Điều trị sao cho nhanh khỏi?
1. Viêm họng bội nhiễm là gì?
- Viêm họng bội nhiễm là tình trạng người bệnh bị nhiễm vi khuẩn khi nguyên nhân ban đầu là do virus gây ra nhưng không được xử trí kịp thời và hiệu quả. (ảnh minh họa)
Các bệnh lý tai, mũi, họng chủ yếu do virus gây ra. Nguyên nhân có thể kể đến từ rất nhiều nguồn như bệnh cúm, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với người mang mầm bệnh,… Và bệnh viêm họng phổ biến nhất là viêm họng xuất tiết. Người bị viêm họng xuất tiết có biểu hiện đặc trưng là ho, hắt hơi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, cổ họng có đờm,.. Các triệu chứng này nếu có thể chấm dứt sau khoảng 7 ngà, nhưng nếu không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm.
Bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính (bệnh lý ban đầu do virus gây ra), người bệnh còn nhiễm thêm một số loại vi khuẩn, vi trùng khác dựa trên nền bệnh có sẵn. Hay hiểu đơn giản là ban đầu bạn bị viêm họng do virus gây bệnh, nếu không điều trị hiệu quả và đúng cách sẽ làm nhiễm thêm vi khuẩn gây ra tình trạng viêm họng bội nhiễm. Khi này cơ thể phải chống chọi cả với virus và vi khuẩn gây bệnh viêm họng bội nhiễm.
2. Biểu hiện của bệnh viêm họng bội nhiễm
Tìm hiểu thêm: Nên cắt amidan ở đâu? Bỏ túi mẹo chọn địa chỉ điều trị uy tín
- Bệnh viêm họng bội nhiễm thường có các biểu hiện giống như viêm họng cấp tính nhưng mức độ nặng hơn. (ảnh minh họa)
Các bệnh lý viêm họng ban đầu có thể như viêm họng cấp, mãn tính, viêm amidan, viêm VA,… Khi xảy ra tình trạng bội nhiễm, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu ở cổ họng, vì cổ họng có đờm nên thường xuyên phải khạc đờm để cải thiện tình hình.
Nhiều người bị viêm họng bội nhiễm thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau, có cảm giác nghẹn trong cổ họng. Một số người bị viêm nhiễm phần niêm mạc hầu họng, tồn đọng dịch đờm gây mùi hôi tanh khó ngửi.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm họng bội nhiễm
-
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng có điều trị được không?
Chuyên khoa Tai Mũi Họng Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý về tai mũi họng được rất nhiều bậc phụ huynh và người bệnh tin tưởng. (ảnh minh họa)
Bệnh viêm họng bội nhiễm có các biểu hiện tương tự như viêm họng do virus gây ra, tuy nhiên nếu để lâu mức độ bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Thông thường sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm nội soi tai mũi họng để phát hiện rõ tình trạng tổn thương niêm mạc họng, có thể làm xét nghiệm để đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn gây ra và từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả.
Theo các chuyên gia về tai mũi họng cho biết, bệnh viêm họng bội nhiễm là bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra do bị bội nhiễm từ virus ban đầu do đó phương pháp điều trị là dùng kháng sinh, chống viêm cả đường uống và đường dùng tại chỗ (nhỏ mũi, họng). Bên cạnh đó cần kết hợp với việc vệ sinh vùng họng, mũi bằng dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý,…
4. Phòng ngừa viêm họng bội nhiễm
Giữ gìn vệ sinh răng miệng, bảo vệ mũi bằng khẩu trang y tế mỗi khi ra đường, xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh… sẽ giúp giảm nguy cơ viêm mũi họng và những bội nhiễm của chúng.
Chế độ ăn cần đa dạng các thành phần nhằm tăng cường hệ miễn dịch như chất sắt, kẽm, vitamin A, C, D; uống đủ nước, uống các loại nước ép hoa quả nhằm bổ sung thêm sinh tố, khoáng chất. Và đi thăm khám sớm với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện khác thường ở vùng mũi, họng,…
Như vậy, bệnh viêm họng là bệnh lý thường mắc phải và hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được. Bạn cần đi thăm khám sớm và tuân thủ điều trị đúng ngày, đúng liều lượng song song với việc thường xuyên nâng cao sức khỏe qua việc rèn luyện thể thao, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.