Tăng nhãn áp là kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe đôi mắt của nhiều người. Các dấu hiệu bị tăng nhãn áp thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nhãn khoa khác khiến mọi người chủ quan. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể chủ động điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với các dấu hiệu bị tăng nhãn áp
1. Bệnh tăng nhãn áp là bệnh gì?
Tăng nhãn áp còn được gọi là thiên đầu thống, một bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao gây áp lực lên mắt. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm mà nhiều người thường mắc phải.
Bệnh lý tăng nhãn áp gây ra những tổn thương tới đôi mắt, khiến mọi người khó nhìn được đồ vật một cách dễ dàng. Trong trường hợp không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm tới dây thần kinh và có thể gây mù lòa.
Theo thống kê của các tổ chức y tế trên thế giới, hiện nay có các loại tăng nhãn áp như: Tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát…
Đây là các loại bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt của mọi người và cần được điều trị kịp thời với bác sĩ chuyên khoa.
Tăng nhãn áp còn được gọi là thiên đầu thống, một bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao gây áp lực lên mắt
2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý tăng nhãn áp
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở mọi người hiện nay. Theo các bác sĩ nhãn khoa, áp suất cao bên trong mắt được biết đến là nguyên nhân chính gây bệnh.
Thông thường, một đôi mắt khỏe mạnh sẽ sản xuất và tiết chất lỏng bên trong liên tục để duy trì hình dạng cũng như áp suất của mắt. Khi bị bệnh tăng nhãn áp, có thể bị tắc nghẽn thoát nước hoặc sản xuất thừa chất lỏng, dẫn đến áp lực bên trong mắt cao. Trường hợp bị tăng nhãn áp nghiêm trọng, áp suất có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác.
Bên cạnh đó, cũng theo các chuyên gia về nhãn khoa trên thế giới, tương ứng với các bệnh tăng nhãn áp sẽ có các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
– Tăng nhãn áp thứ phát: Do bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý như tiểu đường, dùng nhiều thuốc Corticosteroids, chấn thương mắt hoặc từng mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở, góc đóng.
– Tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp bẩm sinh: Nguyên nhân chủ yếu là do người thân trong gia đình mắc bệnh và di truyền tới các thế hệ sau.
– Tăng nhãn áp góc đóng: Do bị tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch khiến áp lực mắt tăng cao, gây bệnh.
3. Nhận biết dấu hiệu bị tăng nhãn áp
Mỗi loại tăng nhãn áp sẽ có các dấu hiệu nhận biết bệnh cụ thể như sau:
– Tăng nhãn áp góc đóng: Mắt thường có cảm giác đau bất chợt, cơn đau dữ dội, thường xuyên dị ứng. Thị lực của mắt giảm sút, thường xuyên có cảm giác như có màng che trước mắt khiến cho việc nhìn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa…
– Tăng nhãn áp góc mở: Người bệnh thường không có các triệu chứng bất thường ở mắt, chỉ có thể nhận biết qua việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa bằng các thiết bị y tế hiện đại.
– Tăng nhãn áp bẩm sinh: Trẻ sơ sinh sẽ có các biểu hiện như xuất hiện màng mờ ở mắt, mặt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng…
– Tăng nhãn áp thứ phát: Có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng như các loại tăng nhãn áp kể trên.
Tìm hiểu thêm: 62 Tuổi phát hiện đục thủy tinh thể độ III nhờ đi khám mắt miễn phí
Dấu hiệu bị tăng nhãn áp thường thấy ở người bệnh là đau nhức mắt, nhìn mờ, khó nhìn rõ đồ vật…
4. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn:
– Người lớn tuổi do sức khỏe đôi mắt đã kém đi vì lão hóa.
– Người trong gia đình có tiền sử mắc phải những bệnh lý nhãn khoa như tăng nhãn áp.
– Người dùng nhiều các loại thuốc có chứa Corticosteroid.
– Những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý liên quan đến máu…
– Những người mắc phải một số bệnh về mắt như cận thị, chấn thương hoặc phải phẫu thuật mắt.
5. Các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
5.1. Điều trị bệnh lý tăng nhãn áp bằng thuốc
Nếu phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp, người bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc uống, thuốc nhỏ mắt. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng và thời gian phù hợp. Các loại thuốc góp phần hỗ trợ cải thiện hoặc điều trị một số các dấu hiệu của bệnh, giúp mọi người có thể nhìn một cách dễ dàng hơn.
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống tại nhà mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đồng thời, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế xem tivi, làm việc quá sức, uống nhiều rượu bia…
>>>>>Xem thêm: Mắt sụp mí không nên ăn gì sau phẫu thuật?
Điều trị bằng thuốc trong trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, được các bác sĩ chỉ định với thời gian và liều lượng phù hợp
5.2. Phẫu thuật điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt
Nếu bệnh tăng nhãn áp đã ở giai đoạn nghiêm trọng, khi việc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có ba phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng hiện nay là: Cắt bè củng giác mạc, cắt ghép ống thoát thủy dịch, mổ laser…
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã phát triển và nâng cấp trang thiết bị để phục vụ cho nhu cầu triệu trị các bệnh lý nhãn khoa của mọi người. Việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp đạt hiệu quả điều trị cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị.
Người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Nhận biết sớm các dấu hiệu bị tăng nhãn áp giúp mọi người có thể thăm khám sớm, điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Người bệnh nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.