Tai biến mạch máu não là một tình trạng y tế nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho người bệnh. Việc nhận biết kịp thời dấu hiệu và áp dụng cách trị tai biến mạch máu não phù hợp là vô cùng quan trọng để đối phó với căn bệnh này, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách trị tai biến mạch máu não
1. Tai biến mạch máu não và những hiểm họa không ngờ
Tai biến mạch máu não là tình trạng bất thường xảy ra khi quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn, gây thiếu máu và suy dinh dưỡng cho các tế bào não. Điều này có thể xảy ra do tắc nghẽn hoặc vỡ một mạch máu não. Khi một phần não không nhận được đủ máu và oxy, các tế bào sẽ bị tổn thương và chết đi, gây tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não có thể gây ra những hiểm họa nghiêm trọng như liệt nửa người, mất trí nhớ, mất khả năng nói chuyện, rối loạn thị giác và thậm chí là tử vong. Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, có khoảng 200.000 người mới mắc tai biến mạch máu não mỗi năm tại Việt Nam, trong đó có tới 50% bệnh nhân bị tử vong. Có tới 92% người sống sót sau tai biến mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 92% người bệnh liệt nửa người do đột quỵ vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng. Vì vậy, việc nhận biết và trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng để tăng cơ hội hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng.
Trước kia, đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Tai biến mạch máu não có thể gây ra những hiểm họa nghiêm trọng như liệt nửa người, mất trí nhớ và thậm chí là tử vong
2. Dấu hiệu giúp nhận biết tai biến mạch máu não sớm
Nhận biết kịp thời dấu hiệu của tai biến mạch máu não đóng vai trò quan trọng để có thể đưa ra phản ứng cấp cứu và phương pháp trị liệu hiệu quả. Bệnh nhân cần chú ý nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây:
– Đau, nặng đầu, khó chịu đột ngột: Một trong những dấu hiệu phổ biến đầu tiên của tai biến mạch máu não là cảm giác đau đầu mạnh và bất thường, thường kéo dài và không cải thiện sau khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường.
– Mất khả năng di chuyển: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, mất cân bằng hoặc liệt nửa người.
– Rối loạn ngôn ngữ: Một dấu hiệu khác của tai biến mạch máu não là rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói chuyện, có thể nói lắp bắp, không thể diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng hoặc không hiểu được ngôn ngữ hoặc câu chuyện của người khác.
– Rối loạn thị giác: Đột quỵ não có thể gây mờ mắt, mất thị lực một bên hoặc khó nhìn rõ các đối tượng dù trước đó không hề bị tổn thương mắt.
– Buồn nôn và nôn mửa: Một số người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều gặp triệu chứng này.
Tìm hiểu thêm: “Vén màn” chứng xơ cứng động mạch vành
Nhận biết kịp thời dấu hiệu của tai biến mạch máu não giúp cấp cứu và trị liệu hiệu quả
3. Cách trị tai biến mạch máu não người thân cần biết
Việc điều trị cho bệnh nhân tai biến mạch máu não phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của bệnh và thời gian kể từ khi bệnh xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp trị liệu thường được áp dụng:
3.1. Cách trị tai biến mạch máu não tức thời
Việc trị tai biến mạch máu não tức thời là rất quan trọng để giảm nguy cơ tổn thương não và những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi gặp người đột quỵ não:
– Gọi điện cấp cứu: Ngay khi phát hiện có dấu hiệu của tai biến mạch máu não, hãy gọi điện cấp cứu để yêu cầu sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế. Trong khi đợi đội cứu hộ đến, hãy giữ bình tĩnh và hỗ trợ bệnh nhân.
– Nằm nghiêng một bên: Nếu bệnh nhân bị mất cân bằng hoặc liệt nửa người, hãy giúp người bị tai biến nằm nghiêng một bên để tránh tình trạng nôn mửa hoặc tụt huyết áp.
– Kiểm soát áp lực đầu: Đối với trường hợp có triệu chứng đau đầu dữ dội, người nhà nên giữ đầu của bệnh nhân ở tư thế nâng cao nhẹ để giảm áp lực trong não.
– Không tự ý sử dụng thuốc: Trong trường hợp tai biến mạch máu não, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc trị rối loạn tuần hoàn mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc không đúng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
– Đừng trì hoãn thời gian: Thời gian là yếu tố quan trọng trong việc xử lý tai biến mạch máu não. Hãy gọi cấp cứu để nhận được sự chăm sóc y tế chuyên môn và điều trị kịp thời. Không nên chờ bệnh nhân hết triệu chứng tại nhà.
Lưu ý rằng đây chỉ là những biện pháp cấp cứu ban đầu.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh đột quỵ nguy hiểm
Người nhà nên để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển
3.2. Thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc trị tai biến mạch máu não và ngăn ngừa tái phát. Các biện pháp bao gồm:
– Hạn chế tiêu thụ chất béo: Ở những người có nguy cơ cao hoặc đã bị đột quỵ, giảm lượng chất béo động vật trong chế độ ăn có thể cải thiện nguy cơ tai biến.
– Tăng cường hoạt động thể chất: Các bài tập vừa phải và tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn. Gia đình nên đồng hành và hỗ trợ quá trình vận động của bệnh nhân, lựa chọn các hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Luyện tập cũng là biện pháp phục hồi chức năng hiệu quả cho người đột quỵ não.
– Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá có thể tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát. Vì vậy hãy ngừng hút thuốc để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3.3. Cách trị tai biến mạch máu não – sử dụng thuốc
Tùy theo mức độ nặng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để để điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Các loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân đột quỵ não bao gồm:
– Thuốc chống đông giúp ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông.
– Sử dụng thuốc hạ lipid máu để điều chỉnh mức chất béo trong máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.
– Thuốc chống tập kết tiểu cầu
– Dùng thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh vùng bán ảnh
Ngoài ra, khi đã điều trị thuyên giảm những triệu chứng của bệnh thì bác sĩ thường kê thuốc điều trị sau đột quỵ não để tránh xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát như nhiễm khuẩn phổi, hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa, ống thông tĩnh mạch,..
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.