Suy giảm thị lực không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nhãn khoa mà còn tác động tới tâm lý của người bệnh. Tìm hiểu về các nguyên nhân gây giảm thị lực sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất đối với người bệnh.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các nguyên nhân gây giảm thị lực
1. Thị lực suy giảm là bệnh gì?
Thị lực suy giảm là tình trạng khả năng nhìn của một người giảm sút, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Tình trạng này là hệ quả của tổn thương nhãn khoa hoặc bệnh lý ở mắt kéo dài như tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp…
Khi bị suy giảm thị lực, người bệnh thường gặp phải tình trạng:
– Giảm thị lực đột ngột khiến khó có thể nhìn rõ vật ở trước mắt.
– Mắt bị mờ, nhìn kém ở một hoặc cả 2 bên mắt.
– Nhìn chữ không rõ, có cảm giác chữ bị nhòe, mờ.
– Cảm giác có màng che ở mắt gây khó khăn trong việc nhìn đồ vật.
Thị lực suy giảm là tình trạng mọi người nhìn khó, nhìn mờ mọi vật ở trước mắt
Bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, khả năng làm việc và chất lượng sống của nhiều người. Đối với trẻ nhỏ, khi bị suy giảm thị lực, trẻ sẽ chậm phát triển về trí tuệ, khả năng ngôn ngữ, cảm xúc, hòa nhập kém. Trẻ trong độ tuổi đến trường bị suy giảm thị lực có thể ảnh hưởng tới khả năng học tập.
Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt, mọi người cần chủ động tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2. Các nguyên nhân gây giảm thị lực
Theo các bác sĩ nhãn khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thị lực bị suy yếu, khiến mọi người gặp khó khăn trong việc nhìn ngắm đồ vật như:
– Cận thị: Khó có có thể nhìn đồ vật ở xa trước mắt.
– Viễn thị: Làm các vật thể ở gần bị mờ đi, khó nhìn rõ.
– Loạn thị: Giác mạc có hình dạng bất thường, gây khó khăn trong việc nhìn xa hoặc gần.
– Lão thị: Tuổi già lão hóa nhãn khoa khiến khả năng nhìn của mắt bị giảm sút và khó hồi phục hơn so với người trẻ.
– Bong võng mạc: Không gây đau đớn nhưng lại khiến thị lực giảm đột ngột. Nếu không được khắc phục kịp thời, võng mạc thiếu oxy có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
– Bệnh mù màu: Rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng nhạy cảm với võng mạc gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và sắc tố màu sắc.
– Quáng gà: Thị lực giảm sút trong điều kiện ánh sáng mờ, chiều tối hoặc ban đêm.
– Mỏi mắt: Đôi mắt làm việc quá sức, tập trung cao độ khiến tình trạng mỏi mắt xuất hiện.
– Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và mù mắt do thấu kính tinh thể bị đúc khiến ánh sáng không thể truyền qua được và người bệnh khó có thể nhìn thấy đồ vật ở trước mắt.
– Viêm kết mạc: Tình trạng lớp màng bao phủ nhãn cầu và mí mắt bên trong bị viêm khiến khả năng nhìn của đôi mắt bị giảm sút và có thể gây mất thị lực.
– Tăng nhãn áp: Thủy dục bên trong nhãn cầu tăng cao, tạo áp lực lên mắt khiến mắt khó nhìn thấy đồ vật. Nếu tình trạng tăng nhãn áp ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể mất thị lực mà không thể khôi phục được.
– Ngoài ra, một số bệnh lý của cơ thể như tiểu đường, ung thư mắt, bạch tạng, chấn thương mắt, chấn thương sọ não… cũng có thể là yếu tố tác nhân khiến mắt khó có thể nhìn, giảm sút thị lực.
Chấn thương, bệnh lý, tật khúc xạ… là các nguyên nhân gây giảm thị lực ở mọi người hiện nay
3. Nguyên tắc điều trị thị lực suy giảm
Trong trường hợp mắt bị giảm thị lực do các nguyên nhân tức thời như làm việc quá sức, người mệt mỏi thì có thể khắc phục bằng việc để mắt nghỉ ngơi và massage nhẹ nhàng cho mắt. Chỉ với một vài thao tác là có thể giúp mắt hồi phục khả năng nhìn một cách nhanh chóng.
Đối với trường hợp mắc bệnh lý nhãn khoa, điều trị bệnh lý là cách tốt nhất giúp khắc phục tình trạng thị lực bị suy yếu. Nếu bị các tật khúc xạ, bác sĩ có thể chỉ định đeo kính hoặc phẫu thuật điều trị khúc xạ. Nếu bị đục thủy tinh thể, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cấy ghép thấu kính nhân tạo. Đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp, bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật để điều chỉnh.
Phương pháp điều trị phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây nên tình trạng thị lực suy giảm. Do đó, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám chí tiết, giúp bác sĩ đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Các loại kính mắt được nhiều người lựa chọn tại TCI
Phẫu thuật là một trong những cách thường được áp dụng để khắc phục tình trạng thị lực bị suy yếu
4. Phòng ngừa suy giảm thị lực đúng cách
Nhức mắt, mỏi mắt… là các triệu chứng báo hiệu mắt yếu dần đi do phải hoạt động quá nhiều hoặc cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý. Việc phòng ngừa sớm các yếu tố nguy cơ không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực mà còn có thể góp phần hạn chế mắc các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm.
– Sử dụng thiết bị điện tử khoa học, thường xuyên chớp mắt khi nhìn vào đồ điện tử, giảm độ sáng màn hình để giảm căng thẳng và mệt mỏi cho mắt khi phải điều tiết quá nhiều.
– Đeo kính chống tia cực tím khi ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
– Cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin A để giúp đôi mắt sáng khỏe.
– Massage mắt nhẹ nhàng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc khi phải làm việc nhiều giờ liên tục.
– Để mắt thư giãn, nghỉ ngơi sau khi làm việc căng thẳng, hãy để đôi mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 45 phút làm việc, học tập.
– Thăm khám sức khỏe nhãn khoa định kỳ hoặc khi phát hiện thấy mắt nhìn kém để có thể chủ động phòng và điều trị bệnh lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Bệnh glôcôm là gì? Điều trị thế nào?
Thăm khám sức khỏe nhãn khoa định kỳ để có thể chủ động phòng và điều trị bệnh lý kịp thời
Chấn thương, bệnh lý, tật khúc xạ… là các nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến hiện nay. Giảm thị lực nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất khả năng nhìn vĩnh viễn. Bởi vậy, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị với bác sĩ có chuyên môn cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.