Chỉ tính riêng năm 2018 Việt Nam ghi nhận gần 164.000 ca mắc và gần 115.000 ca tử vong vì ung thư. Trước thực tế đó, tầm soát ung thư được y học coi là phương pháp hỗ trợ phát hiện bệnh hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, sự thật tầm soát ung thư có chính xác không?
Bạn đang đọc: Giải đáp vấn đề gây tranh cãi: Tầm soát ung thư chính xác
1. Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay
Như đã biết, tầm soát ung thư là quy trình khép kín, khoa học gồm các danh mục khám từ tổng quát tới chi tiết. Mục đích của quá trình này nhằm phát hiện các bất thường hay dấu hiệu của ung thư, từ đó tiến hành chữa trị kịp thời, chặn đứng các nguy cơ gây bệnh. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe người bệnh, loại ung thư cần tầm soát mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sàng lọc ung thư khác nhau, có thể kể đến như:
1.1. Xét nghiệm chuyên sâu
Ngoài các xét nghiệm thông số máu cơ bản như gói khám sức khỏe tổng quát, bệnh nhân tầm soát ung thư được chỉ định thực hiện các xét nghiệm quan trọng nhằm tìm ra dấu ấn ung thư.
Xét nghiệm tầm soát là phương pháp quan trọng nhằm tìm ra dấu ấn ung thư.
Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: Ở người bị ung thư, khối u khi hình thành và phát triển sẽ tạo ra một loại protein đặc biệt được định lượng trong huyết thanh. Chúng được gọi là dấu ấn ung thư hay chất chỉ điểm ung thư. Theo đó, việc xét nghiệm máu nhằm đo lường nồng độ chất chỉ điểm là cơ sở để bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư, từ đó thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiếp theo cho phù hợp. Một số chất chỉ điểm khối u thường gặp như:
- Định lượng AFP: Tầm soát ung thư gan
- Định lượng Cyfra 21-1: Tầm soát ung thư phổi
- Định lượng CA 125: Tầm soát ung thư buồng trứng
…
Xét nghiệm tìm gen gây ung thư: Đây là phương pháp rất mới trong y học và chưa được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên các y bác sĩ cho rằng, ung thư có thể do đột biến gen gây nên. Do vậy cách thức này được đặt kỳ vọng đem lại kết quả khả quan trong sàng lọc ung thư.
1.2. Chẩn đoán hình ảnh
Thông qua các hình ảnh trực quan, bác sĩ có thể xác định được vị trí, kích thước khối u, đồng thời chẩn đoán được giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy theo sức khỏe bệnh nhân hay công nghệ máy móc ở mỗi cơ sở y tế mà lựa chọn kỹ thuật chẩn đoán phù hợp.
Siêu âm: Sử dụng đầu dò của máy siêu âm và di chuyển trên bề mặt da đã được bôi gel, bác sĩ sẽ dựa theo hình ảnh kết quả trên màn hình để chẩn đoán về khối u trong cơ thể người bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư
Chụp X-quang: Máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X xuyên qua các mô mềm và dịch cơ thể, mô phỏng lại hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Chụp CT: Vẫn theo nguyên lý sử dụng tia X của X-quang, tuy nhiên chụp CT scanner dùng các tia X phóng ngang, tạo hình ảnh 3 chiều giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán.
Chụp MRI: Nhờ sử dụng sóng radio và từ trường, máy chụp cộng hưởng từ MRI tạo ra hình ảnh chẩn đoán an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.
1.3. Thăm dò chức năng
Hiện nay, kỹ thuật thăm dò chức năng thông dụng trong tầm soát ung thư là nội soi. Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm kích thước nhỏ gắn camera đưa vào trong hệ cơ quan cần thăm khám. Hình ảnh từ camera cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường hay vị trí khối u trong cơ thể, hoặc lấy mẫu tế bào để sinh thiết sàng lọc. Với mỗi hệ cơ quan, bác sĩ sẽ sử dụng cách thức nội soi cho phù hợp như nội soi tai mũi họng, nội soi đường dạ dày – thực quản, nội soi đại – trực tràng,…
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư có chính xác không?
Tìm hiểu thêm: Làm gì khi kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường?
Xét nghiệm tầm soát ung thư không thể hiện 100% bản chất của bệnh
Xét nghiệm là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các gói sàng lọc sớm ung thư. Kết quả xét nghiệm máu hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư, đồng thời giúp bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của bệnh để có hướng điều trị thích hợp nếu có kết quả khám mắc bệnh trước đó. Tuy nhiên cần khẳng định: Xét nghiệm tầm soát ung thư không thể hiện 100% bản chất của bệnh. Sự gia tăng của nồng độ các chất chỉ điểm ung thư có thể do một hoặc nhiều bệnh gây nên. Ví dụ:
- Định lượng AFP tăng cao có thể do ung thư gan, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, phụ nữ có thai,…
- Định lượng CA 72-4 tăng cao có thể do ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
- Định lượng CYFRA 21-1 tăng cao có thể do ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú, tuyến tụy, cổ tử cung hoặc các bệnh lý về phổi khác
Ngoài ra, khi làm xét nghiệm hay bất kỳ một phương pháp tầm soát nào, rủi ro trong kết quả chẩn đoán đều có thể xảy ra. Một số trường hợp ung thư đang ở giai đoạn đầu, nồng độ chất chỉ điểm chưa đủ cao để xét nghiệm được, dẫn tới tình trạng dương tính giả hoặc âm tính giả. Kết quả này ảnh hưởng trực tiếp tới việc chẩn đoán bệnh và phác đồ điều trị bệnh sau đó. Do vậy, việc làm xét nghiệm tầm soát đơn lẻ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác về dấu hiệu ung thư của bệnh nhân. Sàng lọc ung thư cần được thực hiện đầy đủ và chi tiết các danh mục khám, để bác sĩ tổng hợp kết quả và kết luận một cách chính xác nhất.
3. Trả lời câu hỏi tầm soát ung thư có chính xác không?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Chửa ngoài tử cung sau bao lâu thì vỡ?
Nội soi trong quy trình tầm soát ung thư
Không thể phủ định vai trò của tầm soát ung thư trong việc hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh. Tỷ lệ chữa bệnh thành công lên tới 80-90% khi bệnh nhân được phát hiện và chữa trị sớm, tỷ lệ tử vong giảm bớt, tuổi thọ được tăng cao. Không những thế, việc sàng lọc và khắc phục sớm ung thư giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn trong quá trình điều trị, tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Đây là những điều mà khi phát hiện ung thư muộn không thể làm được.
Dù đã biết những lợi ích to lớn trên, nhiều người vẫn đắn đo khi không chắc chắn: Tầm soát sớm ung thư liệu có chính xác? Không chỉ tầm soát, bất kỳ phương pháp y học nào cũng mang một xác suất sai sót nhỏ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên với ung thư, sàng lọc sớm cho kết quả mang tính chuẩn xác cực kỳ cao. Việc thực hiện hàng loạt các phương pháp thăm khám, kiểm tra cho chẩn đoán chính xác, đảm bảo. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn dịch vụ này cho sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy vậy, để kết quả tầm soát chính xác, bạn cần có tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cẩn thận cả về gói tầm soát, cơ sở y tế và bác sĩ uy tín, chất lượng, đặt niềm tin vào bác sĩ thăm khám. Tất cả đó giúp bạn có buổi tầm soát ung thư thành công, đúng đắn.
Những thông tin trên hẳn đã giải đáp phần nào vấn đề hầu hết mọi người quan tâm về tầm soát ung thư. Hy vọng mỗi người đều có đủ hiểu biết để đầu tư sức khỏe đúng lúc, đúng chỗ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.