TVTT: Về các chấn thương, dị tật thường gặp

Các chấn thương về gân, cơ, khớp, dây chằng nếu không điều trị và chăm sóc phục hồi đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng vận động về sau.

Tìm hiểu thêm: Viêm cơ ngón tay cái

TVTT: Về các chấn thương, dị tật thường gặp

>>>>>Xem thêm: Bí quyết trị đau lưng do giãn dây chằng

Bạn đang đọc: TVTT: Về các chấn thương, dị tật thường gặp

Thấu hiểu được vai trò quan trọng của điều này , Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến về phương pháp điều trị và chăm sóc các chấn thương thường gặp. Cùng tham gia với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc với bác sĩ khách mời: TS.BS. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Tín về:

  • Chấn thương gân, dây chằng
  • Chấn thương xương
  • Dị tật bẩm sinh

Sau đây là tổng hợp những câu hỏi quan tâm của người bệnh và lời giải đáp của bác sĩ để bạn đọc thuận tiện theo dõi và tham khảo:

Tu Du Dang Chào bác sĩ, chẳng là em bị đứt dây chằng chéo trước gối trái khá nghiêm trọng nên quyết định sẽ phẫu thuật luôn. Nhưng mà em lại bị rối loạn nhịp tim nên rất lo sợ trong phẫu thuật sẽ xảy ra biến chứng. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ . Em xin cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, trong trường hợp của bạn, trước tiên cần khám tim mạch để xác định mức độ tổn thương và xác định xem có thể phẫu thuật được hay không. Nếu an toàn, sẽ tiến hành phẫu thuật. Nếu cần điều trị nội khoa thì phải chuyển điều trị nội khoa cho tới khi ổn định và kiểm soát được bệnh lý tim mạch mới phẫu thuật. Bạn nên tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa có đủ trình độ và trang thiết bị cần thiết để xử lý hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, tim mạch, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909. Video pt tái tạo dây chằng chéo khớp gối tại BV Thu Cúc: https://www.youtube.com/watch?v=c8sYnQMu59g

Nguyễn Linh Chào bác sĩ, cháu có một em gái bị thừa 1 ngón tay ở bàn tay trái. Vì ngón tay này em cháu hay xấu hổ, làm gì cũng sợ mọi người để ý, rất ít bạn bè. Năm nay em cháu đã được 19 tuổi, cháu muốn đưa em đi cắt ngón thừa này đi có được không bác sĩ? Liệu cắt bỏ như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không ạ?

Trả lời: Chào bạn, trong phần lớn các trường hợp loại bỏ ngón thừa không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuổi như của em bạn tuy hơi muộn nhưng vẫn có thể phẫu thuật được. Bạn có thể tham khảo tư vấn và điều trị tại BV Thu Cúc với đội ngũ các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Hồng Vân Chao bac si, cach day 2 nam toi bi tai nan dut gan ngon tau ut. Nha ko co dieu kien nen toi ko di kham va dieu tri ngay duoc. Den nay gan vet thuong da lanh nhung trai gio tro troi toi thay hoi nhuc. Xin hoi bay h pt noi lai gan da dut con kip ko?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi,chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ với bác sĩ để trả lời sớm nhất cho bạn. Trong trường hợp bạn muốn được tư vấn ngay, xin vui lòng inbox số điện thoại để bảo mật thông tin, chuyên viên sẽ liên hệ tư vấn cụ thể giúp bạn!

Ly Nguyễn em pt nội soi nối dây chằng chéo trước được hơn 7 tháng, nhưng hiện tại vẫn cảm thấy khớp gối lỏng và đầu gối hơi sưng. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, e cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, tình trạng khớp gối vẫn lỏng và gối hơi sưng sau 7 tháng như mô tả là bình thường, không đáng lo ngại. Bạn không cần quá lo lắng vì để khớp gối phục hồi hoàn toàn cần thời gian, ít nhất là một vài năm. Hiện tại bạn nên tích cực điều trị và tập luyện phục hồi chức năng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để nhanh chóng phục hồi.

Thùy Chi Thưa bác sĩ, cách đây vài tháng anh cháu chơi bóng đá bị ngã đập đầu gối xuống đất. Đi khám thì được cho biết là bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối độ 1, bác sĩ cho thuốc về uống. Hiện anh cháu đi lại bình thường nhưng mỗi lần chơi thể thao thì lực đá suy giảm rõ rệt, phong độ không được như trước đây. Một người bạn khuyên nên đi mổ nối lại dây chằng chéo nhưng gia đình cháu hơi sợ. Vậy xin bác sĩ cho biết nên làm như thế nào bây giờ? Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.

Trả lời: Chào bạn, dây chằng chéo khớp gối bao gồm 2 loại: chéo trước và chéo sau. Về vấn đề có phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng chéo. Nếu dây chằng chéo bị bầm dập, rách không hoàn toàn, người bệnh có thể chỉ cần mang nẹp, hạn chế vận động và tập một số bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dây chằng chéo khớp gối đứt hoàn toàn, lỏng khớp, phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn. Trường hợp của bạn, tổn thương đã ảnh hưởng tới khả năng chơi thể thao, bạn càng chơi nhiều thì tổn thương sẽ càng nghiêm trọng hơn và tần suất lặp lại càng nhanh. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Căn cứ vào tình trạng thực tế và nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn nên tiếp tục dùng thuốc hay phẫu thuật. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909. Video pt tái tạo dây chằng chéo khớp gối tại BV Thu Cúc: https://www.youtube.com/watch?v=c8sYnQMu59g

Diệu Anh Chào bác sỹ, em có 1 thắc mắc nhỏ như này: em bị ngã xe, ngón tay giữa bị trầy, sưng to. Sau vài ngày, ngón tay tuy đã bớt sưng tím nhưng khi co duỗi ngón tay vẫn thấy hơi vướng vướng và nhức. Liệu có phải em bị đứt gân tay rồi không bác sĩ? Em có cần phải phẫu thuật không và chi phí pt là bao nhiêu?

Trả lời: Chào bạn, sưng là triệu chứng cảnh báo tổn thương. Sưng ngón tay sau khi ngã xe có thể là dấu hiệu của chấn thương ở gân, sụn khớp hoặc bao khớp. Để biết chính xác, bạn nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để khám, thực hiện các xét nghiệm (chụp X quang) để xác định mức độ tổn thương. Sau khi khám xong, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Rùa Tập Chạy Bác tui đc chẩn đoán bị rách gân cơ vai, cần phải phẫu thuật nối gân. Xin bác sĩ cho biết phẫu thuật này thường kéo dài trong bao lâu, thời gian phục hồi có lâu không

Trả lời: Chào bạn, hiện có hai phương pháp phẫu thuật nối gân cơ vai là mổ mở và nội soi. Thời gian phẫu thuật kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tổn thương và loại phẫu thuật được chỉ định. Sau phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế vận động, nằm theo dõi tại bệnh viện và kiên trì tập luyện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ khoảng 3 – 6 tháng mới có thể hoạt động bình thường. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Nguyễn Thị Phương Chào bác sĩ, tôi bị đứt gân duỗi cổ tay phải, đã phẫu thuật và nối gân. Tôi có thắc mắc là tình trạng của tôi bao lâu thì hồi phục, sau khi phẫu thuật phải tập luyện như thế nào và tôi còn có thể làm việc nặng được nữa không. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn, khả năng phồi phục sau phẫu thuật nối gân còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra tổn thương, sức khỏe và tình trạng luyện tập sau phẫu thuật. Thông thường sau khi phẫu thuật nối gân, tay bạn sẽ được nẹp cố định 3 – 6 tuần để đủ thời gian cho gân có thể liền. Sau 1,5 tháng, bạn có thể tháo bột và bắt đầu tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, bên cạnh việc điều trị của bác sĩ, sự nỗ lực tập luyện của người bệnh quyết định 50% khả năng hồi phục nhanh hay chậm. Hãy cố gắng và kiên trì điều trị kết hợp với luyện tập đều đặn bạn nhé!

Bana Bong Do tôi bị ngã gãy xương ở khuỷu tay năm 19 tuổi nhưng không phẫu thuật mà bó bột. sau khi dỡ bột bị hạn chế vận động ( không co duỗi hết). Sau đó tôi đến bv Việt Đức khám và được chỉ định phẫu thuật. Khi lên bàn mổ bác sỹ test lần cuối thì thấy tay vẫn co duỗi hết nên lại không mổ nữa và yc tập vận động. Nay tôi 35 Tuổi, tay vận động có khá hơn nhưng vẫn bị hạn chế vận động. Tôi muốn bv Thu Cúc tư vấn giúp ạ.

Trả lời: Chào bạn, đối với trường hợp của bạn, việc tập luyện phục hồi chức năng rất quan trọng, không rõ bạn có tập luyện theo đúng chỉ định của bác sĩ hay không. Để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất, mời bạn qua Bệnh viện Thu Cúc để thăm khám. Qua việc thăm khám bác sĩ mới có thể tư vấn cho bạn những thông tin chính xác nhất.

Hùng CK Chào bác sĩ. Do đặc thù công việc của tôi phải đứng nhiều và dùng tay liên tục. Dạo này tôi bị đau mỏi tê cánh tay và bàn chân phải, chỉ bị một bên con bên trái thì bt. Bác sĩ có thể tư vấn dúp xem tôi bị làm xao và phương pháp khắc phục. Xin cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, tốt nhất bạn nên đi khám để các bác sĩ kiểm tra và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây tê mỏi cánh tay và bàn chân phải, từ đó có cách điều trị kịp thời, nhất là khi tình trạng này trở nên tồi tệ hơn hay kéo dài. Ngoài ra bạn cũng có thể thử xoa bóp thư giãn tay chân và tăng vận động thể dục thể thao để giảm bớt khó chịu. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Huong Nguyendieu Chau nam nay 26,chan trai cua chau bj dau o bap chan khoang 10ngay nay ruj.thjnh thoang chau bj dau len tren phan duj nhu bj chuot rut.cho chau hoj do la j.chau phaj djeu trj the nao.chau xjn cam on bac sj

Trả lời: Chào bạn, bạn nên đi khám để được kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng mà bạn đang gặp phải. Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Đinh Tiệp Chào bác sỹ ,e đá bóng đau đầu gối mãi ko khỏi,giơ mà hoạt đông manh bi đau,e sợ tràn dịch gối.bác sỹ tư vấn e

Trả lời: Chào bạn, khi chơi thể thao, vận động mạnh, khớp gối dễ bị chấn thương gây ra các thương tổn như giãn dây chằng, rách dây chằng căng gân, rạn rách sụn chêm, viêm gân bánh chè, tổn thương gân bánh chè, viêm khớp mạn tính…Do đó trong trường hợp của bạn để xác định nguyên nhân gây đau đầu gối và có kế hoạch điều trị hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đi khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Bạn có thể tham khảo tư vấn và điều trị với các bác sĩ cơ xương khớp, ngoại khoa giỏi của bệnh viện Thu Cúc. Qua việc thăm khám, bác sĩ mới có thể tư vấn cho bạn thông tin chính xác nhất. Hotline tư vấn và đặc lịch khám: 0904.970.909.

Nguyễn Thị Ngọc Bác sĩ ơi tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu bị thủy tinh cứa vào ngón tay út. Sau khi khâu và chữa lành vết thương thì tay cháu không thể co được ngón út nữa. Cháu tìm hiểu thì được biết đó có thể là dấu hiệu của đứt gân ngón tay út. Xin hỏi bác sĩ là tình trạng đứt gân ngón tay út liệu để lâu có vấn đề gì không vì hiện tại điều kiện cho chưa phép cháu mổ để nối lại được?

Trả lời: Chào bạn, với các tổn thương ở bàn tay nói chung, xử lý càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, khôi phục được lại khả năng vận động như ban đầu. Bạn cố gắng thu xếp để tiến hành thăm khám và tiến hành phẫu thuật chỉnh hình tái tạo lại gân mới. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Nguyễn Thị Ngân Thưa bác sĩ, tôi chẳng may bị tai nạn gãy 2 xương cẳng chân. đã phẫu thuật nẹp vít đến nay được 3 tháng. Hiện tại chỗ vết mổ đã liền da nhưng ở ổ gãy vẫn bị sưng và tình trạng này nghiêm trọng hơn khi tôi cố gắng đi lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp vì sao tôi lại bị sưng như thế và làm thế nào để hết sưng với. Những bài như này hữu ích lắm, tôi rất thích.

Trả lời: Chào bạn, tình trạng sưng nề ở ổ gãy như mô tả có nhiều khả năng là do việc đi lại. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá lo lắng, sưng nề ở chân bị gãy trong thời gian đầu là bình thường rồi sẽ giảm dần sau khoảng vài tháng. Tuy nhiên nếu tình trạng sưng nề đó có kèm theo đau nhức tại ổ gãy cũ và có sưng, nóng, đỏ thì bạn nên đi kiểm tra lại tại nơi đã điều trị để các bác sĩ xác định xem liệu có phải là dấu hiệu bị nhiễm trùng ở kết xương nẹp vít bên trong cẳng chân hay không.

Nguyễn Thị Thảo Nghe nói trẻ bị bàn chân khoèo thì phải phẫu thuật. Điều này đúng ko bác sĩ tư vấn?

Trả lời: Chào bạn, dị tật bàn chân khoèo có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Trường hợp tổn thương nặng, phẫu thuật là phương pháp điều trị . Nếu chỉ tổn thương nhẹ, không cần phải phẫu thuật mà chỉ tiến hành nắn chỉnh từ từ bằng cách bó bột. Phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ mơi sinh. Quá trình bó bột thường kéo dài thành nhiều giai đoạn nắn, bó bột. Với trẻ em có dị tật bàn chân khoèo, tốt nhất nên tiến hành điều trị trước độ tuổi đi học. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Bộ Kinh Vân Chấn thương ở gót chân có đứt dây chằng được không thưa bác sỹ?

Trả lời: Chào bạn, để biết chấn thương ở gót chân có ảnh hưởng gì tới dây chằng hay không, bạn nên tới bệnh viện để khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Niềm Đam Mê Bác sĩ ơi gãy 1/3 xương đòn vai thì có cần phải mổ ko ạ

Trả lời: Chào bạn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của xương thì mới có thể quyết định được có phải phẫu thuật hay không. Nhìn chung nếu xương di lệch nhiều gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đóng đinh nẹp. Còn nếu chỉ gãy đơn thuần, người bệnh chỉ cần cố định nẹp hoặc bó bột để cố định xương. Bạn có thể tham khảo tư vấn điều trị với các bác sĩ hàng đầu về ngoại khoa, cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc. Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0904.970.909.

Minh Hòa Nguyễn Chào bsỹ, nhà em bị gãy xương đòn vai phải, đã mổ bắt vít đến nay tính đã đc 10 ngày nhưng bây h chỗ mổ bị sưng lên nhưng không đau. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là ntn ạ???

Trả lời: Chào bạn, nếu sau phẫu thuật vết mổ bị sưng, đỏ, nóng, đau thì có thể là biểu hiện của nhiễm trùng. Điều trị chỉ cần thay băng hàng ngày và sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vết mổ khô thì hiện tượng sưng có thể do vận động nhiều, trường hợp này chỉ cần hạn chế vận động là được. Tốt nhất bạn nên đưa bạn mình tới bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa đã điều trị để kiểm tra lại và có cách xử lý kịp thời.
Tiếp tục cập nhật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *