Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan

Bé bị viêm amidan thường có biểu hiện đau họng, ho, sốt… Nhiều phụ huynh thấy vậy “chắc mẩm” con bị viêm amidan nên đã tự ý mua thuốc về điều trị cho con, mà không cho bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp, sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của “bé nhà hàng xóm” khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hậu quả này khiến tình trạng viêm amidan của bé không những không khỏi mà còn trở nặng. Con có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan

Bé bị viêm amidan biến chứng viêm tai giữa chỉ vì sự chủ quan của cha mẹ

Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan
Bé bị viêm amidan biến chứng viêm tai giữa. (ảnh minh họa)

Chị Nguyễn T. N có con trai 7 tuổi bị viêm amidan đã lâu. Dạo gần đây, bé nhà chị N có biểu hiện tái phát nhiều lần hơn. Con ho, đau họng và sốt, có lần sốt cao 39 độ C.

Lần gần đây nhất đi khám, cách đây là khoảng 6 tháng bác sĩ có khuyên gia đình chị N nên cân nhắc cho bé phẫu thuật cắt amidan nhưng vì nhiều lý do nên gia đình chị N đã từ chối.

Chị N chia sẻ:

“Mình chỉ nghĩ bé bị viêm amidan, uống thuốc mấy lần thấy đỡ nên nghĩ sau rồi bé sẽ tự khỏi. Nhưng càng ngày con càng kêu đau rát, khó chịu ở họng, sốt người mệt mỏi. Thấy vậy tôi lại chạy ra hiệu thuốc gần nhà mua cho con ít thuốc về uống. Khi được hỏi tôi bảo cháu bị viêm amidan. Tôi cứ nghĩ, cho con uống thuốc mà đỡ thì không phải đến viện khám nữa, nhưng lần này con sốt cao, uống thuốc vài ngày không đỡ, bỏ ăn, người mệt lả đi, con kêu đau họng nên tôi cũng sốt ruột nhưng lúc đó tôi vẫn chưa cho con đi khám vì nghĩ chắc là thuốc chưa phát huy tác dụng.

Cho đến khi thấy con có biểu hiện chảy dịch ở tai, sốt, kêu đau và bứt rứt trong tai. Tôi đưa con đến bệnh viện khám thì bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa do biến chứng viêm amidan. Lúc nghe bác sĩ bảo bé có biến chứng viêm tai tôi cảm thấy sợ và hối hận vô cùng. Hối hận vì mình đã chủ quan tự bắt bệnh mua thuốc cho con mà không nghĩ rằng chính việc sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh không đúng cách đó lại khiến bệnh con trở nặng hơn…”.

Chị N nói thêm:

“Đấy là chưa kể cứ mỗi lần “bắt nhầm” bệnh cho con là một lần tôi cho con uống “oan” thuốc kháng sinh. Việc uống thuốc kháng sinh “vô tội vạ” có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con tôi. Nghĩ đến điều này giờ rồi thực sự hối hận vì hành động tự ý bắt bệnh rồi mua thuốc bừa bãi cho con uống”.

Việc tự ý bắt bệnh mua thuốc điều trị cho con, việc cha mẹ bỏ hoặc giảm liều dùng thuốc khi bệnh con đỡ, không chú ý đến vấn đề vệ sinh mũi họng, dinh dưỡng, sinh hoạt của con cũng là những yếu tố dễ làm viêm amidan tái phát và xảy ra biến chứng.

Ngoài biến chứng viêm tai, bé bị viêm amidan còn có thể gặp phải biến chứng gì?

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Chữa hóc xương cá bằng Vitamin C hiệu quả không?

Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan
Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. (ảnh minh họa)

Theo chia sẻ của các bác sĩ Nhi khoa và bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, viêm tai giữa chỉ là một trong số rất nhiều biến chứng của viêm amidan. Bé bị viêm amidan nếu không được xem xét và điều trị đúng cách còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Cụ thể:

  • Áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan, áp xe quanh amidan
  • Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp xe bên thành họng…
  • Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm trùng huyết
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ
  • Amidan quá phát ảnh hưởng đến khả năng nuốt, hô hấp, phát âm

Làm gì để viêm amidan của trẻ không trở nặng?

Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan

>>>>>Xem thêm: Những điều cần tránh khi bị polyp mũi

Trẻ bị viêm amidan được điều trị triệt để bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi tại Thu Cúc

Amidan cũng có những chức năng tốt như tham gia vào quá trình chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào hầu, họng của bé. Đóng một phần nhỏ trong việc xây dựng hàng rào bảo vệ tại “cửa ngõ” miệng. Chúng chỉ trở thành bệnh lý tình trạng viêm amidan tái phát thường xuyên và có thể gây ra các biến chứng.

Để viêm amidan của bé không gây ra các biến chứng nguy hiểm, bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:

  • Không chủ quan với bất kì triệu chứng nào của con, cho con đến bác sĩ thăm khám khi có biểu hiện bất thường.
  • Cho con uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc ngoài dùng, giảm liều thuốc khi bệnh đỡ.
  • Phẫu thuật cắt amidan khi có chỉ định, tránh gây các biến chứng xấu.
  • Đảm bảo vệ sinh mũi họng, răng miệng tốt cho con.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ những ngày bệnh. Trong những ngày con bệnh, cha mẹ tránh để con bơi lội, nô đùa quá mức…
  • Giữ ấm cơ thể cho con khi thời tiết chuyển mùa, tránh để con bị lạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *