Khái niệm ung thư hiện nay không còn xa lạ với chúng ta, căn bệnh này vẫn được nhiều người gọi là “sát thủ thầm lặng” bởi tỷ lệ tử vong cao. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi ung thư có thể đạt con số 90%. Vì thế, tầm soát sớm ung thư có vai trò đặc biệt quan trọng và trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào tốt nhé.
Bạn đang đọc: Khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào tốt?
1. Một số phương pháp tầm soát ung thư phổ biến
Trước khi tìm kiếm các địa chỉ thăm khám phù hợp, bạn nên có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp tầm soát ung thư cơ bản. Dưới đây là một số phương pháp thường dùng để tầm soát ung thư và những lưu ý mà bạn cần biết.
– Phương pháp chụp X – quang
Chụp X – quang là thủ thuật sử dụng tia X để chiếu vào các mô trên cơ thể để thu lại hình ảnh tại khu vực chiếu tia X. Đây là phương pháp tầm soát ung thư sớm thường được chỉ định để đánh giá nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú. Qua hình ảnh thu được từ chụp X – quang, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường, khối u ở giai đoạn sớm. Tuy vậy, chụp X – quang vẫn có hạn chế lớn đó là không phân biệt được một cách chính xác giữa bệnh ung thư phổi với các bệnh khác.
– Phương pháp siêu âm
Siêu âm thường được sử dụng để tầm soát ung thư tuyến vú, đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân có cấu trúc mô vú đặc. Phương pháp này có ưu điểm là giúp phân biệt rõ tổn thương dạng nang với tổn thương dạng đặc, có thể chẩn đoán được những tổn thương nhỏ có đường kính
– Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư
Đây là xét nghiệm được thực hiện với mẫu bệnh phẩm là máu và được sử dụng khá phổ biến với mục đích rà soát nguy cơ ung thư tại nhiều cơ quan. Tuy vậy, tính chính xác của xét nghiệm này không cao, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nhiều lần nhằm theo dõi tình trạng bệnh và kết hợp với các phương pháp tầm soát khác để củng cố chẩn đoán về bệnh ung thư.
Xét nghiệm máu có thể sử dụng để tầm soát nhiều loại ung thư
– Phương pháp nội soi
Nội soi là phương pháp tầm soát các bệnh đường tiêu hóa nói chung. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện tổn thương, ghi lại hình ảnh và kết hợp lấy sinh thiết để chẩn đoán tổn thương. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã áp dụng công nghệ nội soi ống mềm với nhiều ưu điểm như kết quả hiển thị hình ảnh rõ nét và không gây khó chịu cho khách hàng.
– Chụp cắt lớp CT
Chụp CT cũng sử dụng tia X để thu nhận hình ảnh về một hoặc nhiều bộ phận như X – quang. Tuy nhiên, chụp CT sử dụng tia X chiếu ở nhiều góc độ khác nhau nên sẽ cho ra được hình ảnh 2 hoặc 3 chiều, giúp việc phát hiện bệnh dễ dàng hơn. Mặc dù có độ chính xác cao nhưng phương pháp này không áp dụng được với bệnh nhân là trẻ em, phụ nữ đang mang bầu hoặc nghi ngờ có thai.
– Chụp cộng hưởng từ MRI
MRI là một công nghệ hiện đại có thể tầm soát được ung thư tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Với đặc điểm là không gây xâm lấn, không chứa bức xạ ion hóa, MRI được đánh giá cao về mức độ an toàn đối với người bệnh.
MRI là công nghệ tầm soát hiện đại, an toàn với nhiều người
2. Nên lựa chọn khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào?
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, phòng khám triển khai dịch vụ tầm soát ung thư. Điều này giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn nhưng đồng thời cùng khiến bạn phân vân bởi quá nhiều lựa chọn.
2.1. Ưu tiên các cơ sở y tế có đầy đủ các phương pháp tầm soát cơ bản
Như trong nội dung phần trên, bạn có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để tầm soát ung thư. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể đặc hiệu cho một loại ung thư nhất định. Để chẩn đoán chính xác về tình trạng ung thư, các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp tầm soát ung thư.
Do đó, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế có đủ năng lực triển khai nhiều phương pháp kiểm tra, rà soát nguy cơ ung thư. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng thực hiện những kiểm tra bổ sung, hạn chế thời gian di chuyển và cũng sớm biết được kết quả nhằm an tâm về tình trạng sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Nên niềng răng ở đâu an toàn, chất lượng?
Nên lựa chọn cơ sở y tế có thể thực hiện nhiều phương pháp tầm soát ung thư
2.2. Khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào rẻ?
Chi phí tầm soát ung thư ở tầm giá không hề rẻ, điều này khiến nhiều người ngần ngại đi thăm khám. Tuy nhiên, bạn nên xác định đây là một sự đầu tư đúng đắn cho sức khỏe bản thân. Bởi nếu so sánh, chi phí điều trị khi phát hiện bệnh muộn sẽ cao hơn rất nhiều so với việc bạn chủ động thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
Nhìn chung, chi phí tại các cơ sở y tế công lập được đánh giá là hợp lý, phù hợp với nhiều người hơn. Trong khi đó, bệnh viện ngoài công lập thường có mức chi phí cao hơn. Để có được mức giá dịch vụ ưu đãi tốt hơn ở các cơ sở y tế ngoài công lập, bạn nên sử dụng các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư đã được xây dựng sẵn. Đồng thời, những chương trình ưu đãi cũng sẽ là cơ hội giúp bạn có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể.
>>>>>Xem thêm: Bị ung thư buồng trứng có uống nấm linh chi được không?
Chi phí khám tầm soát ung thư không hề rẻ nhưng là sự đầu tư đúng đắn
2.3. Dịch vụ khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào tốt?
Việc đánh giá chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế rất khó khăn, bởi điều này phụ thuộc khá nhiều vào cảm nhận của từng người. Tuy vậy, xét ở mặt bằng chung, các bệnh viện công lập thường ở trong tình trạng quá tải, khiến việc chờ đợi kéo dài, có thể gây khó khăn cho nhiều người khi đi khám. Với các bệnh viện ngoài công lập, bạn có thể được trải nghiệm không gian thăm khám rộng rãi, trang thiết bị hiện đại hơn.
Ngoài ra, để có thể hiểu hơn về chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế, bạn nên tham khảo thêm các thông tin tìm kiếm được trên mạng hay cảm nhận của người quen hay người thân đã từng thăm khám. Đồng thời, bạn cũng nên liên hệ trực tiếp với các bệnh viện, phòng khám để tìm hiểu kỹ hơn thông tin, đặc biệt là mức giá khám tầm soát ung thư. Thông qua việc liên hệ trực tiếp, bạn sẽ được cập nhật những thông tin mới về dịch vụ khám chữa bệnh tại đó.
Tầm soát sớm có vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đọc đã có cái nhìn cơ bản về các phương pháp tầm soát ung thư và tìm được địa chỉ khám tầm soát ung thư phù hợp với bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.