Tăng nhãn áp là bệnh lý nguy hiểm thứ hai dẫn đến mù lòa chỉ sau đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức rõ ràng về loại bệnh này. Vậy cụ thể tăng nhãn áp là gì? Bệnh lý có ảnh hưởng đến mắt của người bệnh như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tăng nhãn áp là gì? Điều trị như thế nào?
1. Bệnh tăng nhãn áp
1.1 Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp hay còn được gọi với cái tên khác là thiên đầu thống, Glaucoma hoặc cườm nước. Bệnh xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra một áp lực nặng lên mắt. Điều này khiến các dây thần kinh bị tổn hại, gây ra tình trạng đau đầu, buồn nôn, mờ mắt,… Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến mù lòa ở người bệnh.
Tăng nhãn áp là bệnh lý nguy hiểm thứ hai dẫn đến mù lòa
Hiện nay, người ta chia bệnh lý tăng nhãn áp ra thành 4 loại:
– Bệnh tăng nhãn áp góc mở
– Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh
– Bệnh tăng nhãn áp góc đóng
– Bệnh tăng nhãn áp thứ phát
1.2 Bệnh ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Hãy tưởng tượng mắt của bạn là một chiếc bồn rửa. Bình thường, nước luôn chạy và cống luôn mở. Tuy nhiên, khi cống này bị tắc, nước không thể rời bồn nhanh như được sản xuất khiến chất lỏng bị lưu lại. Từ đó gây gia tăng áp lực trong mắt.
Áp lực này từ từ gây tác động đến điểm yếu nhất của mắt là vị trí trong màng cứng mà dây thần kinh thị giác rời khỏi mắt. Dây thần kinh thị giác dần bị tổn thương. Các tế bào hạch võng mạc trải qua quá trình chết tế bào chậm (chết rụng tế bào). Cái chết của các tế bào này và sự thoái hóa sợi thần kinh khiến mắt có thể mất đi thị lực vĩnh viễn.
1.3 Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng bệnh này:
– Do di truyền: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.
– Do các bệnh khác ở người bệnh: Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, giảm năng tuyến giáp,…
– Do bệnh cận thị gây ra
– Do sử dụng thuốc steroid (một loại thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau) trong thời gian dài
– Do chấn thương ở mắt, phẫu thuật mắt hoặc viêm mắt mãn tính
– Do tuổi tác: Người trên 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Đặc biệt, loại bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người trên 40 tuổi. Ngoài ra, với những người có người thân có tiền sử mắc phải tăng nhãn áp thì nguy cơ di truyền là rất lớn.
1.4 Các triệu chứng thường gặp
Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ bị tăng nhãn áp. Thực tế, tùy vào thể trạng của từng người mà triệu chứng xuất hiện có thể giống hoặc khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đau mắt đỏ uống kháng sinh gì?
Tùy theo thể trạng mắt mà triệu chứng có thể giống hoặc khác nhau
Đối với bệnh nhân tăng nhãn áp góc đóng, triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: Dị ứng mắt, xuất hiện cơn đau đột ngột. Thị lực đôi khi bị loạn, nhìn không rõ ràng. Thậm chí, nhiều người sẽ có cảm giác buồn nôn.
Trong khi đó, bệnh nhân tăng nhãn áp bẩm sinh thì ngay khi chào đời đã xuất hiện một lớp màng mờ ở mắt. Mắt nhạy cảm và hay bị đỏ, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trước những triệu chứng bất thường này, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện kịp thời. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra từ cơ bản đến chuyên sâu cho người bệnh để chẩn đoán một cách chính xác nhất.
2. Phương pháp điều trị tăng nhãn áp là gì?
Khi đã xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Thông thường, có hai cách điều trị phổ biến là:
– Phương pháp điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc:
Trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thường mang lại kết quả lạc quan hơn. Một lưu ý nhỏ là tuyệt đối không nên tự chữa bệnh tại nhà để tránh rủi ro. Thậm chí điều trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường, sau bước đầu chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân sử dụng. Có thể là thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tùy vào tình trạng bệnh.
– Phương pháp điều trị tăng nhãn áp bằng phẫu thuật/mổ:
Khi bệnh đã trở nên diễn biến phức tạp thì thuốc thường sẽ không còn hiệu quả nữa. Phương pháp mổ sẽ là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Hiện nay trên thế giới có ba phương pháp mổ điều trị tăng nhãn áp phổ biến là:
+ Mổ cắt bè củng giác mạc
+ Mổ cấp ghép ống thoát thủy dịch
+ Mổ bằng laser
Trong đó, phương pháp mổ bằng laser có thể nói là một cải tiến đột phá trong y khoa. Nó thường được ưu tiên lựa chọn bởi sự nhanh chóng và hiệu quả đáng kể so với phương pháp khác.
Với phương pháp này, ca mổ diễn ra khá nhanh chóng chỉ trong 15 đến 20 phút mà không cần dùng đến dao kéo. Biến chứng sau phẫu thuật gần như là rất ít.
>>>>>Xem thêm: Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa
Điều trị bệnh tăng nhãn áp bằng thuốc hoặc mổ
Ngoài ra, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bảo vệ mắt. Hạn chế tiếp xúc với điện thoại, xem tivi, hoặc nhìn máy tính với cường độ lớn… Thay vào đó, nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để mắt có thời gian nghỉ ngơi. Thường xuyên tập thể dục, đồng thời giữ tinh thần thoải mái để hỗ trợ tốt nhất cho phác đồ điều trị.
Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen khám mắt định kỳ như một cách để bảo vệ sớm đôi mắt của bạn. Tăng nhãn áp không phải là một bệnh quá khó để điều trị. Nếu được phát hiện kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh lý tăng nhãn áp mà Hệ thống y tế Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi: Tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách thức chữa trị bệnh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.