Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Trầm cảm sau đột quỵ là một vấn đề quan trọng trong điều trị. Theo thống kê, có khoảng 40,7% số bệnh nhân đột quỵ (nhồi máu não) bị trầm cảm, đây là một hệ quả sau đột quỵ ngày càng được nhiều chuyên gia quan tâm. Cùng tìm hiểu về tình trạng trầm cảm của bệnh nhân đột quỵ trong bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về di chứng trầm cảm do đột quỵ gây ra cũng như sự cần thiết của việc điều trị, phục hồi trầm cảm cho bệnh nhân đột quỵ.

1. Đột quỵ và sự chênh lệch đột quỵ giữa nam và nữ

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị đột quỵ là 65 tuổi. Nhóm tuổi từ 71 – 80 có tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não cao nhất ( khoảng 35,8%), sau đó là nhóm tuổi từ 61 – 70 (khoảng 29,63%). Nguyên nhân là do tình trạng xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp – là những bệnh lý hay gặp ở người lớn tuổi.

Tỷ lệ đột quỵ ở nam và nữ có sự chênh lệch, cụ thể là tỷ lệ nam giới bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới từ 1,5-3 lần (tùy theo các kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung là tỷ lệ nam giới bị đột quỵ cao hơn nữ giới).

Lý giải cho sự chênh lệch về tỷ lệ đột quỵ giữa nam và nữ, có thể do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ hơn nữ như uống rượu, hút thuốc lá, thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ.

Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới gấp từ 1,5-3 lần.

2. Vì sao bệnh nhân đột quỵ rất dễ bị trầm cảm?

Trầm cảm đang là vấn đề đáng báo động trong thời đại ngày nay. Trong bối cảnh dân số ngày càng già đi, tỷ lệ đột quỵ gia tăng, mỗi năm ghi nhận tại Việt Nam thêm 200.000 ca đột quỵ mới. Với việc ngày càng hoàn thiện các phác đồ điều trị đột quỵ cấp, các vấn đề liên quan, hệ quả sau đột quỵ ngày càng được quan tâm. Trầm cảm sau đột quỵ là một vấn đề quan trọng trong điều trị ngày càng được nhiều chuyên gia đặc biệt quan tâm.

Theo nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 40,7% bệnh nhân mắc trầm cảm ở các mức độ khác nhau sau đột quỵ nhồi máu não. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc trầm cảm sau đột quỵ nhiều hơn nam giới, điều này trái ngược với tỷ lệ đột so với giới tính (tỷ lệ nam giới bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới).

Việc chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nhân bị trầm cảm sau đột quỵ não sẽ giúp bác sĩ tư vấn và điều trị một cách phù hợp và hiệu quả, điều này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu như người bệnh bị trầm cảm sau đột quỵ mà không được quan tâm hay điều trị thích hợp, sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng suy giảm, kéo theo các vấn đề về tâm lý như rối loạn tâm thần.

3. Vị trí tổn thương não và trầm cảm có mối liên quan không?

3.1 Vị trí tổn thương não hay gặp ở bệnh nhân đột quỵ

Nhồi máu não thùy thái dương là dạng tổn thương não thường gặp nhiều nhất (trong đó 12,3% nhồi máu não thái dương trái và 18,5% tổn thương thùy thái dương phải); tiếp theo là nhồi máu não bao trong, nhồi máu thân não; ít gặp nhất là nhồi máu tiểu não.

3.2 Mối quan hệ giữa vị trí tổn thương não và trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ

Nhiều tác giả cho rằng, giữa vị trí tổn thương và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não có mối liên quan với nhau. Cụ thể đó là, tỷ lệ trầm cảm giữa hai nhóm nhồi máu não bán cầu não trái và bán cầu não phải có sự chênh lệch (trầm cảm do tổn thương bán cầu não bên trái cao hơn nhóm tổn thương bán cầu não phải).

Bên cạnh quan điểm về mối liên quan giữa vị trí tổn thương và trầm cảm, một số tác giả khác nhận thấy rằng trầm cảm sau nhồi máu não có liên quan đến khả năng mất ngôn ngữ sau nhồi máu não.

Nhưng nhìn chung, sự khác biệt giữa vị trí tổn thương não và trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ là vấn đề còn chưa được thống nhất, không có ý nghĩa thống kê, chưa thể khẳng định chắc chắn.

Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Theo một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ trầm cảm do tổn thương bán cầu não trái cao hơn nhóm tổn thương bán cầu não phải.

4. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ não

Sự phát triển kỹ thuật PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) cho phép thăm dò sinh hóa não và những thay đổi cấu trúc, chức năng thần kinh trong não, ví dụ như các thụ thể serotonin. Từ những kết quả trên, cùng với các báo cáo về hiệu quả của thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin trong điều trị trầm cảm sau nhồi máu não đã hỗ trợ quan điểm cho rằng sự thay đổi sinh hóa, quan trọng hơn là tổn thương về cấu trúc của não, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng của bệnh nhân sau khi đột quỵ.

Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ MRI não, mạch não cũng được ứng dụng trong một số trường hợp cần thiết. Chụp MRI hiện đang được nhiều đơn vị bệnh viện lớn ứng dụng hiện nay, trong đó có Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Chụp cộng hưởng từ MRI não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến đang được ứng dụng trong tầm soát và chẩn đoán bệnh lý ở não, hệ thần kinh trong đó có đột quỵ (tai biến mạch máu não).

5. Trầm cảm còn do những yếu tố khác nữa

Bệnh lý thần kinh được cho là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý trầm cảm. Trước hết, sự xuất hiện của trầm cảm ở những bệnh lý thần kinh là một diễn biến tự nhiên cần được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự hiểu biết về vai trò của não trong bệnh trầm cảm và các bệnh lý thần kinh.

Trầm cảm phát sinh như một phản ứng tâm lý do các bệnh lý thần kinh làm giảm vai trò của người bệnh trong xã hội hoặc các stress như mất việc, nghỉ việc, trong cùng một phương thức gây bệnh trầm cảm có thể phát sinh ở bất kỳ cá nhân nào phải đối mặt với những khó khăn mất mát do một bệnh nghiêm trọng gây nên.

Tương tự, mối quan hệ giữa đột quỵ não và trầm cảm đã được nghiên cứu đầy đủ như một mô hình về mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn. Kết luận chính được đưa ra là tổn thương đột quỵ não, trong những hoàn cảnh nhất định, gây ra trầm cảm qua quá trình tâm sinh lý trực tiếp.

6. Ngăn trầm cảm do đột quỵ bằng cách nào?

Để ngăn trầm cảm sau đột quỵ thì việc phòng tránh đột quỵ xảy ra là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay đã có nhiều phương pháp dự phòng đột quỵ. Trong đó, tầm soát các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là các bệnh lý dễ dẫn đến đột quỵ như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp… là việc cần làm sớm, là cơ sở để đưa ra những biện pháp kiểm soát phù hợp.

Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *